Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

Lợi Danh

Lợi Danh

Hồi đó tôi có coi một tuồng cải lương Trần Minh Khố Chuối , trong đó Thanh Sang đã hát một câu rẩt tình

Cái vòng danh lợi cong cong
Kẻ mong bước khỏi , người mong lọt vào

Nghe mà nức dạ , thiệt chứ chẳng chơi, sống ở đời , nhỏ , lớn , già rồi chết đi , chẳng ai biết mình là ai , chẳng ai biết mình từ cái xó nào chui ra thì có mặt trên đời làm quái gì , bạn nghĩ coi . Vậy còn chả đi tìm danh , rồi từ danh kiếm ra lợi chứ còn làm gì . Cái trung tâm của cuộc đời là danh vọng là được mọi người biết tới , ai nói nó là ảo , tui chối liền , không , nó sáng chói lắm à , ai không có coi như bóng tối , phải tìm nó , phải kiếm nó , phải đạt được nó cho dù trăm đắng ngàn cay , cho dù phản bội lý tưởng , ước mơ , xa lìa người thân , người thương của mình . Vậy đã tin hào quanh nó sáng chói chưa kìa .

Lợi danh , người ta sống từ thế kỷ này qua thế kỷ khác , may mắn cho anh em nhà Grimes và Andesen , viết cố tích hay quá , ai có muốn quên cũng không thể nào quên , thiên đường tuổi thơ ở chỗ đó , người ta có đã ra đời , cũng nhờ vào những truyện cổ tích giữa trưa mà thấy đời đáng sống . Biết chắc những truyện đó , các ông đã viết để trước hết thoả mãn những khát vọng của mình khi nhìn thấy những bất công trong xã hội , đẩy lùi cái ác , nhân đôi cái thiện , nào ai nghĩ mình viết vậy cho người đời thương và nhớ mình nhiều thế kỷ sau đâu , bạn nghĩ coi phải không .

Ấy vậy mà có những người , còn sống nha , chưa chết , trời , hậu thế , đương thời , người ta có đang biết mình hay không, suy nghĩ làm chi hả trời .

Bài tui đăng trên báo này , báo nọ , ai thích cứ đăng , tìm được gì cứ tìm , tui viết về một người phụ nữ không dám bỏ chồng vì đạo đức , đi hỏi tui tui đang muốn bỏ chồng hả thì tui thua . Có lẽ và có lẽ người ta đang đọc con chữ , đang cố lái một bài viết theo ý họ nghĩ , theo ý họ muốn mà quên đi tác giả đang muốn nói gì , thiệt buồn quá đi .

Ngoài ra những chữ viết quá mạnh , do bản tính , do thủ pháp , ai đã qua những nghiên cứu hơi chi tiết các cách viết của bao thời đại đều nhận ra như vậy , qua ba cái chữ bảo tôi xấc xược , văn chương không ra văn chương , trời , cái này mới ngộ , tui viết để xả , tui xả để xã hội đừng hỡi ôi những chuyện không đâu , ủa ai thích cứ nghe , bạn không thích , tôi hoàn toàn tôn trọng, thậm chí bạn không đăng bài của tôi , tôi thề cũng chẳng trách bạn tiếng nào vì có người muốn đăng nó ở chỗ khác , do cảm quan thôi , bạn đừng nghĩ điều đó làm tôi buồn , bạn nhé .

Cứ minh , cứ quang , cứ chính , cứ đại . Tôi không đi tìm lợi danh trong cuộc đời , tôi thề với bạn như thế , tôi đi tìm ý nghĩa sống của một cuộc đời đúng nghĩa của nó cho dù tôi có bị hiểu tôi là kẻ lăn loàn, tôi là kẻ ti tiện , tôi cũng phơi ra hết cho bạn nhìn .

Cái vòng danh lợi cong cong, ai mong bước vào thì cứ , ai mong bước ra cứ việc , tôi chưa vào thì ra nổi gì , nhưng trong đời , tôi không đi tìm nó , nó là gì , mặc nó , và nó chưa từng quấy nhiễu vào đời sống rất tầm thường của tôi hàng ngày bạn ạ .

Cho một ngày .

Vành Khuyên



__________________

Ả Đau

Ả Đau

Hình như là ả đau , đau lắm , ả thấy toàn thân tê dại , cái đầu lâng lâng như mới vừa tỉnh dậy sau lần say bí tỉ .

Ả không còn nhớ mình tại sao lại như vậy , ả tìm những gì còn xót lại trên cơ thể , dấu tích của những trận hoan lạc 5 tháng vừa qua làm ả xốn xang , cái gì cũng có giá của nó . Ả ngu thế , ả xấu thế , thế mà bị đưa vào mộng , 5 tháng đó thật thần tiên với ả , chiều nào về nhà ả cũng thấy mình như là tiên nga , phơi phới trong lòng , nhung nhớ khôn cùng vì ả tin ở một nơi xa xôi nào đó một người đang nhớ tới mình và mộng mình trong vòng tay của họ .

Ả khùng chớ còn sao ? Ả đọc lại hết các chứng từ còn thấy để tìm hiểu sao ả lại ra cớ sự này . Ối trời , tình yêu thật mầu nhiệm dù bây giờ có còn là tình yêu hay không , không cần biết . Ả đã từng có nó , nó thay đổi ả , cho ả niềm tin vào cuộc sống, hạnh phúc ả có thể gìn giữ và những trận đấu mồm không dứt từ hai phía . Ả thấy như nó là thật , ả có thể nắm nó trong tay , không phải như ba trò xiếc đu dây , lơ đễnh là té xuống liền . Ả thương quá là thương , yêu quá là yêu , có đưa cho người yêu chiếc váy cuối cùng đang mặc , ả cũng sẳn lòng .

Ả mát chớ còn gì nữa . Đường đường tình yêu là mật ngọt, rành quá mà , mỗi ngày ả được nếm nước đường, biết đó là đường , dối trá quá đi , ả vẫn cam lòng thử , ả nghĩ ả can đảm , thử đi rồi chuyển hướng nó , chuyển mợ gì , ả chết sặc vì đường ngay từ lúc chấm dứt hồi một của câu chuyện yêu đương này , rồi ả lậm , ngày nào không đường ả không sống, ngày nào ra ngày đó , theo thông lệ , mỗi ngày càng nhiều đường vào cơ thể thì muốn cân bằng , ả tống ra lại một số đường tương tự .
Tống kiểu đó , ả càng chết nặng, người cho đường thì sướng ngất ngây , một con mồi nữa dẫy chết trong tay .

Ả quá lời đôi khi , nhận ra mình là vật thử đường , ả biết chắc như vậy nhưng người cho đường tài quá , ả sợ họ đau lòng , không dám nói ra nữa .

Chiều nay , ả ngồi một mình , trong lòng bao nhiêu là đường, đó là số đường còn sót lại sau năm tháng, người cho đường đã đi xa thật xa .

Chỉ còn lại cái đau cào cấu trong lòng ả thật rõ rệt .

Ả đau .

Nhân xem Chuyên Đề Thơ của VTV4

Nhân xem Chuyên Đề Thơ của VTV4

Việt Nam không khá nổi .

Tôi xem chương trình của " Chuyên Mục Thơ " của đài VTV4 mà thất vọng vô cùng .

Một nhà thơ là bác sĩ , cũng tiếng tăm đó , hai nửa óc đều phát triển như nhau , thật đáng tự hào quá đi , nhưng lại phang ra một câu, muốn viết được phải đọc nhiều , chỉ thế thôi ư ? Ba láp , viết thơ hay sáng tác là những rung động từ trái tim , rồi khối óc thôi thúc , tôi viết vẫn viết , dù tôi ít có thời gian đọc , bố thằng nào bảo tôi không nên viết nữa nào .

Nói thế chả ai dám cầm cây bút lên khi trong cuộc đời chưa cầm được và đọc hết tới 5 tác phẩm như tôi .

Đúng là chôn sống thế hệ trẻ thiệt .

Còn cái bà nhà thơ gì nữa , bạn đọc gửi hai bài thơ , nhờ bả xem dùm , bả chê không còn chỗ mà nói , rồi gỡ gạc lại bằng cách nói có lòng yêu thơ và viết ra là cơ sở cần thiết rồi , còn phải rèn luyện .

Y chang , hồi còn ở Việt nam tôi cũng vì nghe ba lời khuyên tầm phào đó mà đếch dám viết . Cứ nhìn một nhà văn mà cứ như món đồ đắt tiền trong tủ kiếng chả dám rờ và chẳng bao giờ dám mơ mình mua được món đồ đó .

Mợ nó , cả dân tộc làm thơ , cả bao nhiêu thế hệ làm thơ , không phát huy thì thôi lại đem giết chết tinh thần của họ . Làm cứ làm , bộ làm thơ là muốn trở thành thi sĩ , bộ viết văn là muốn trở thành văn sĩ hết sao mà bảo người ta như thế .

Nên nhớ là nhiều khi văn chương dân gian còn hay gấp vạn lần văn chương bác học , lắm kẻ viết thêm vào ba cái tên địa danh ngoại quốc vào , viết cho u uẩn ra , rồi tự xem mình cao quý và có pha trộn kiến thức đông tây vào văn chương cho thêm phần giá trị . Thật là không phải .

Ha ha , tôi viết ra mà lòng buồn , buồn vô hạn, chợt nhận ra mình may mắn, ở chốn này , chả phải là nhà văn, nhà thơ gì tôi vẫn viết , họ bảo viết mà không cần ai hiểu là ngụy biện, ngụy biện cái khỉ gì , có ai chui vào óc tôi để dò xét từng đường đi nước bước tôi có để hiểu tôi đâu , cứ đọc không hiểu là chuyện thường , có gì là ngụy biện mà nói thế chớ .

Cảm nhận là do từng con người , từng cá nhân, người nào đó tôi không cảm nhận được là do tôi không cảm nhận được , nhưng tôi cũng đâu bài bác ai đó cảm nhận được đâu , chi mà phải đao to búa lớn với nhau .

Còn cái này mới vui , cứ làm như mình là cổ thụ rồi không bằng, tôi ghét cái suy nghĩ đó vô cùng, để cho người ta sống với bố ạ .

Cho người ta làm thơ , viết văn, để tiêu khiển, để xả như tôi , tuỳ hỉ , tạo sân chơi cho bạn trẻ , tạo điều kiện cho họ phát triển năng khiếu của họ , chi mà phải dập tắt mầm non như thế .

Trong số những bạn trẻ ngồi nghe bố ngày đó , tôi dám chắc khối người trở thành những tên tuổi lớn sau này đó , nếu họ không nghe lời bố nói mà trung thành với những rung động từ trái tim của họ và cầm chắc cây bút họ đang cầm .

Thế nhé .



Vành Khuyên

Đôi Bông Tai

Đôi Bông Tai

Đã 13 ngày lễ Tình nhân , gọi ngắn cho 13 năm trôi qua vô vị trong đời ả , chả có ma nào đá động gì lễ Tình nhân với ả . Lạ lùng, con gái đương xuân chả ma nào nhìn thì có về già ném chó , chó chạy chứ được nước nôi gì nữa . Đáng đời ả , lúc còn lưng ong chả đua đòi làm chi , giờ về già , ả mới thấy ba cái thứ trang sức là hữu ích vô cùng, tô điểm thêm cho cái nhan sắc về chiều của ả . Nom cũng còn được ra phết , không ai nhìn, ả nhìn ả cũng sướng, ả cứ thế mà gom những đồ trang sức về nhà ...

Ả thích nhất là bông tai , ả có cả trăm đôi vẫn thấy chưa đủ , nhìn ả không có thiện cảm thế , nên đeo đôi nào , đẹp đến mấy , cũng thành xấu , nhưng xấu với ai kệ, ả vận vào ả chứ ả vận vào họ đâu nào .

Ả mua bông tai lúc có tiền , lúc không có tiền ả cũng vào tiệm xem bông tai cho nó vui . Coi và lựa trước , lúc nào có tiền vô vớ lấy liền , thế mới chắc bẩm vớ phải những cái rất hợp giá và được những cái ả thích . Những người bán hàng quen mặt ả , cứ nhè chỗ ả xem mà mời mà mọc , họ tới là ả đi chỗ khác , sau khi họ đi ả quay lại , ả ghét cái kiểu soi mói mà giả bộ lịch sự đó của những người bán hàng .

Thình lình , có người nói sau lưng ả bằng tiếng Anh " Mời cô lên phòng an ninh với chúng tôi có chuyện " ... Ả hốt hoảng " tôi làm gì ? Tôi đã làm gì các ông bắt tôi " ... Họ dìu ả đi , ả thấy bực dọc vô cùng ... Tới phòng an ninh , họ hỏi ả vài câu , ả chối hết , trên tai ả vẫn còn một đôi bông tai , có gì ngoài thứ ả có đâu này .

Cuối cùng người ta cho ả đi , ả tức tối hỏi gặng " ai trả cho phẩm giá của tôi khi bị ông dẫn vào đây trước mặt bao nhiêu người " ... Ông an ninh vẫn nghiêm mặt nói lời xin lỗi ả , nghe ra chân thành thì không phải nhưng xin lỗi cho có lệ thì đúng .

Ả buồn bả bước ra cửa tiệm , không mất đồng nào hôm nay nhưng hơi xui tí .

Ả về nhà , gọi ngay cho người em họ của mình , như mọi lần vào ngày Valentine các năm trước , ả khoe " này , có rảnh qua chị mà xem đôi bông tai quá đẹp bồ chị cho chị năm nay nhé , " ả thận trọng đặt đôi bông tai vừa gỡ từ hai lỗ tai , đặt xuống cái hộp đã có từ bao năm , miệng lẩm bẩm " uổng đôi bông tai cũ đã để lại nhưng cũng xong, chả đẹp bằng đôi này , đành chịu vậy ! "

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

I Need To Be In Love

The hardest thing I've ever done

Is keep believing

There's someone in this crazy world

For me

The way that people come and go

Thru temporary lives

My chance could come and I might never know



I used to say "No promises,

Let's keep it simple"

But freedom only helps you say

Good-bye

It took a while for me to learn

That nothin' comes for free

The price I've paid is high enough for me



(*) I know I need to be in love

I know I've wasted too much time

I know I ask perfection of

A quite imperfect world

And fool enough to think that's

What I'll find



So here I am with pockets full

Of good intentions

But none of them will comfort me

Tonight

I'm wide awake at four a.m.

Without a friend in sight

Hanging on a hope but I'm alright



Repeat twice (*)

Only Yesterday

After long enough of being alone
Everyone must face their share of loneliness
In my own time nobody knew
The pain I was goin' through
And waitin' was all my heart could do

Hope was all I had until you came
Maybe you can't see how much you mean to me
You were the dawn breaking the night
The promise of morning light
Filing the world surrounding me
When I hold you

Baby, Baby
Feels like maybe things will be all right
Baby, Baby
Your love's made me
Free as a song singin' forever

CHORUS:
Only yesterday when I was sad
And I was lonely
You showed me the way to leave
The past and all its tears behind me
Tomorrow may be even brighter than today
Since I threw my sadness away
Only Yesterday

I have found my home here in your arms
Nowhere else on earth I'd really rather be
Life waits for us
Share it with me
The best is about to be
So much is left for us to see
When I hold you

Baby, Baby
Feels like maybe things will be all right
Baby, Baby
Your love's made me
Free as a song singin' forever

CHORUS x2

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

Ông Mỹ Của Tôi

Ông Mỹ Của Tôi

Tác giả: Vành Khuyên
Bài số 2815-1628885- vb7121909

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Bài viết mới của cô là vẫn là loại truyện tự kể, viết như nói, và là nói thẳng thừng và mạnh mẽ.

***

Ngày còn ở VN, tôi là sinh viên năm thứ hai đại học ngoại ngữ khoa Anh Văn. Tôi có được lòng ham mê học ngoại ngữ vì muốn tiếp cận với văn hóa nước ngoài để thấy cái hay, cái đẹp của họ đồng thời cũng hiểu thêm văn hóa dân tộc mình sâu sắc hơn khi tôi có thêm những hiểu biết khác để mà so sánh. Tôi học ngoại ngữ biết nói thì ít, tôi đọc và viết nhiều hơn vì tôi muốn trở thành dịch giả. Nhìn mấy giáo sư dạy tôi lúc đó tôi vô cùng cảm kích. Mỗi tối họ kêu tên tôi lên phát bài viết và khen tôi nhiều lắm vì tiếng Anh tôi viết rất chính xác dù là chỉ hơn các anh chị cùng lớp chút xíu vì tôi có thời gian hơn và các anh chị do làm ăn, bương chải với đời sống mà không có thì giờ học bằng tôi thôi. Ngày ấy tôi rất thích nghe các bài nhạc của Karen Carpenter hay ABBA. Tôi tự hiểu những ngôn từ có ý nghĩa dù rất đơn giản nhưng chứa đựng những hàm ý thật sâu sắc của những bài học cơ bản và đơn giản từ đời sống thay vì những ý nghĩ ý nhị và thâm thúy trong những gì tôi học từ văn hóa Việt nam.
Ngày đó tôi rất cô đơn, đã cô đơn lắm rồi. Nghe một bài nhạc mà tưởng như họ vừa nói hộ tâm lòng mình.
"The hardest thing I ve ever done is keep believing that someone in this crazy world for me.
The way that people come and go through the temporary life, my chance could come that I might never know.
I used to say no promises let keep it simple.
It s freedom only help you say goodbye.
It took a while for me to learn that nothing comes for free. The price set paid high enough for me.
I know I need to be in love
I know I wasted too much time
I know I ask perfection of quite imperfect world and fool enough to think that what I ll find."
. . .
Bài nhạc của này của ban Carpenter còn một đoạn nữa nhưng chỉ nghe tới đó tôi đã khóc ròng. Tôi nghĩ sau này nếu có ra nước ngoài và thay đổi tên họ cho người ta dễ kêu, tôi sẽ lấy theo tên cô ca sĩ Karen này vì tôi vô cùng cảm kích cô và những bản nhạc gia đình cô sáng tác.
Qua Mỹ rồi tôi mới thấy thật ra mình thích ai hay quý ai thì cứ quý và cứ thích. Còn đổi tên hay không là một vấn đề khác. Ngày tôi đậu quốc tịch Mỹ, bà giám thị hỏi tôi đổi tên không, tôi bảo không đổi chắc ăn lắm. Tôi biết người Mỹ họ đọc âm NG không được và họ hay gọi lộn tôi là Ngọc thay vì Trâm nên thôi tôi để họ gọi tôi trẹo miệng chơi cho họ biết tôi chẳng phải người xứ sở này mà từ một quốc gia khác.
Thật ra qua tới Mỹ rồi thì tôi thấy thành gì cũng khó chứ đừng nói thành dịch giả mà tôi từng mong. Để cho nhanh 4 năm học, tôi dùng lại tất cả nhừng kiến thức mình có được tại VN để tiếp tục nơi đây, đó là hai năm tiếng Pháp và một năm tiếng Nga. Cái mác biết ba thứ tiếng ngoài tiếng Việt nam chẳng làm tôi khá lên chút nào mà còn làm tôi nói tiếng Anh oằn ẹo đi vì cứ lộn lung tung. Khi nhận ra chính tôi tự làm khổ mình và lựa chọn nào cũng có cái giá phải trả, tôi đành chấp nhận tất cả các công việc từ thầy không ra thầy, thợ không ra thợ để kiếm sống chứ biết làm sao.
Sau hai năm tại trường đại học cộng đồng, tôi chuyển lên trường lớn với chút tiền dành dụm mong sao lập nghiệp được trên thành phố lớn này.
Tôi vào trường đại học Mỹ thì nói thật cũng chẳng ma Mỹ nào thích tôi. Nội nói tiếng Anh phải quơ tay, quơ chân như tôi họ nói khoảng ba lần là phải chạy, thì giờ học còn không có thì lấy thì giờ đâu mà hiểu và thương tôi chứ.
Nếu có ai cứ lẽo đẽo theo tôi, tôi thường bị bạn bè chọc là họ thích cái body của tôi dù tôi biết họ chỉ đùa vì dân sinh ra vùng nhiệt đới như tôi thì suốt năm tháng khoác cái áo lạnh đủ bốn mùa trong năm đi học thì làm sao họ biết body tôi ra sao. Ngành tôi học là ngành Ngôn Ngữ Học chỉ có mình tôi là sinh viên Việt nam thời gian đó. Nhiều khi lên lớp lẻ loi cùng cực vì không có ai muốn nói chuyện với tôi hay có bắt chuyện thì họ cũng chỉ nói chuyện bài học vài câu rồi cũng chẳng cười xã giao với tôi ngày lên lớp tiếp theo thì bạn bè gì trời.
Bạn bè ở Mỹ lúc đó với tôi sao mà khó thế. Chỉ có những người bạn Phillippines và Trung Đông rủ tôi đi ăn phở tại tiệm VN. Chắc họ nghĩ rủ thế tôi dễ đồng ý hơn. Nhưng tôi biết họ đến để du học, nhỡ ra có chuyện gì với họ thì khổ và thế là tôi tránh. Vậy coi như chỗ họ tìm đến mình thì tránh, chỗ mình muốn tìm đến thì người ta tránh. Tôi quyết định chui vào cái vỏ ốc của mình học cho xong xem ra chắc ăn hơn quá.
Hồi tôi sống tạm ở một khu phố nghèo nằm vùng SE của thành phố lớn Portland. Thành phố này, khu nào ra khu đó, khi khai ra ở phía nào của thành phố là người ta biết bạn nghèo hay giàu hay thuộc loại nào. Khu tôi ở nghèo nhất và tập trung dân African American là đa số và phần trăm tệ nạn xã hội nhiều nhất ở đây.
Là sinh viên nghèo, nếu bạn đã ở Việt nam thì sự thật bạn sợ không có chỗ sống hơn là sợ thiếu an ninh. Cứ đi về tới nhà chạy cái ù lên cầu thang mở cửa vào nhà ai dám làm gì mình. Thằng trộm nghèo nhất chắc cũng chẳng nỡ đợi tôi những ngày mưa bão vẫn phải đi làm, đi học tới tối mới về để chẳng lấy được đồng nào vì có đồng nào đã vào tiền nhà, tiền McDonald và sách vở cả rồi.
Tôi không hề và không có thành kiến với bất cứ chủng tộc nào cả. Ai chưa làm gì mình thì coi như vẫn là tờ giấy trắng. Tôi chào tất cả mọi người tôi gặp ngay chỗ ở nhưng họ không bao giờ cười lại làm tôi cũng không dám cười lần nào nữa. Do vậy mà xa lạ hoàn xa lạ, chuyện trò xã giao được lúc nào đâu. Xa lạ thì thôi tôi cũng chẳng có vấn đề gì nhưng cái cô da màu ở ngay dưới lầu nhà tôi hễ có nhà là mở nhạc rất lớn, lớn tới độ tôi nghe nhức cả đầu. Tôi xuống dưới lầu bấm chuông gọi xin cô vặn nhỏ lại mà nhạc lớn quá cũng chẳng ai thèm ra mở cửa. Bực qúa, tôi lấy cái chổi giọng rầm rầm xuống nền cũng chả ăn thua. Đành trùm mền đi ngủ chứ học hành gì nữa. Những ngày kế đó tôi tới trường học đến khuya mới về, lại nguy hiểm thêm một chỗ nữa khi rời trường ra chỗ lấy xe. Chọn đàng nào cũng chết, may mà tôi cũng ra trường.
Khi tôi và chồng mua được căn nhà tại thành phố Salem cũng phải trần ai. Kế nhà tôi là đôi vợ chồng Luật sư người Spanish, vợ nội trợ người Mỹ. Cả đời tôi tôi tránh xa luật sư và bác sĩ không chơi. Bạn bè ai không hiểu nói tôi chảnh vì thứ tôi ai thèm chơi mà không chơi với người ta. Nhưng nghĩ mà coi, khi bạn đến bác sĩ là bạn bịnh, còn tới luật sư là có vấn đề về luật pháp, kiện tụng. Ai dám chơi. Mà thật sự cũng phải cố gắng lắm họ mới đạt tới công việc đó, tôi có chào họ mà họ làm lơ thì có chơi cũng không làm sao chơi được thì tôi đúng là không phải chỗ bị trách.
Sau đó đôi vợ chồng người luật sư này bán nhà cho người hàng xóm độc thân của tôi hiện giờ đây. Người hàng xóm này phải nói là hay, đi làm về vô nhà ở luôn tới tối, mai ra cửa là tới giờ đi làm. Cỡ Valentine Day hay Christmas này nọ thì có quà và đồ treo trước cửa. Vợ chồng tôi ngỏ ý làm mai cho ông với bạn bè tụi tôi mấy lần mà ông cứ nói có bạn gái rồi. Có lẽ ông không muốn nói nhiều hơn về những điều không thể nói.
Vợ chồng tôi không hề biết ông làm nghề gì, hẳn là lao động chân tay thôi vì ít thấy ông bảnh bao như dân văn phòng. Làm gì chung như hàng rào, cửa vô sân sau thì ông cũng bàn với chồng tôi và sau đó không bao giờ chịu chia đôi chi phí. Ông làm vợ chồng tôi rất ngại vì cứ thiếu nợ kiểu này lấy gì trả. Ông bảo mua cho ông nước pop như coke này nọ được rồi cho vợ chồng tôi đỡ ngại chứ chúng tôi hiểu chẳng thấm vào đâu so với cái công và tấm lòng của ông.
Mỗi ngày đổ rác xong, chồng tôi mà về trước thì cất thùng rác dùm ông, ông về trước cũng làm như vậy. Ông kể tôi nghe ông làm điều đó như là niềm vui báo cho chúng tôi ông vẫn ok và khoẻ mạnh. Hai ba tuần liền, tuần nào chúng tôi về trễ mà không thấy thùng rác được cất trước là lo cho ông lắm.
Khi xe 911 đậu trước nhà tôi cái đêm oan nghiệt chồng tôi ngã xuống, hàng xóm một vài người biết và ai cũng mong mọi chuyện xuông xẻ. Sau đó tôi cũng không báo ai chồng tôi đã mất. Cộng đồng VN có vài nhóm tới thăm, chẳng ai hề biết vợ chồng tôi là ai vì chúng tôi rất riêng tư vì chồng tôi từ Cali về đây, còn tôi lại mới trở về từ thành phố lớn chẳng vui chơi và quen biết với ai ở đây cả.
Tôi tránh tất cả mọi người, nói tránh chứ thật sự là tôi sợ. Tôi sợ ai nhắc lại những gì tôi từng có và muốn chia xẻ. Cứ để nó tự qua vậy mà hay.
Bây giờ thì tôi tin, người nào sống một mình thì không khùng hay chưa khùng thì chắc hẳn phải có một đặc điểm hay vũ khí gì đó để mà chống chọi. Với ông hàng xóm này là óc hài hước. Lúc nào gặp chúng tôi ông cũng cười rất tươi. Sau này nói chuyện nhiều hơn với ông tôi mới biết trong nhà ông cũng khóc chứ không phải không.
Nhà ông khi tôi vào không một mảnh đồ đạc nào, một ti vi hai cái ghế da, một cái giường, thế thôi. Vì không đồ đạc gì nên chẳng ai tới chơi, chẳng khách khứa gì. Từ ông tôi học được một bài học rất đáng giá, cuộc đời có đau buồn và cô độc tới đâu cũng cứ cười cái đã, ai sống sao mặc ai, mình sống và biết mình làm tốt công việc mình làm và kiếm đồng tiền chân chính bằng mồ hôi nước mắt mình có được là đủ rồi.
Tôi không ca gì ông hàng xóm. Có lẽ ông cũng có mặt nào xấu chứ không phải không nhưng mỗi con người là một thế giới, không trao đổi, không trò chuyện thì có thấy cả thế giới trước mặt cũng như là chưa thấy và chưa hiểu gì. Chúng tôi chỉ là hàng xóm thì hiểu thêm được chút nào cám ơn đời sống lúc đó đã mở mắt cho mình thôi.
Mà tôi thích nhất cái tính nói thẳng của ông. Nhiều khi thẳng quá khiến tôi bất ngờ nhưng trời ơi còn hơn là không nói. Ông bảo tôi nói tiếng Anh ông còn không hiểu sao tôi làm việc với người Mỹ được. Tôi khựng một hồi chưa biết ông nói với ý gì. Xong tôi giải thích với ông thế này. Thưa ông, ai cũng hiểu tôi hết á vì họ chọn họ phải hiểu. Còn họ mới nghe tôi nói mới có một câu mà đã nói tôi nói khó nghe và tôi nói gì không hiểu là tại họ không muốn hiểu và chọn không hiểu nữa như ông vậy chứ tôi cũng nói những chữ, những ý thường ngày thôi, tôi đâu phải dân biểu để mua lòng, màu mè chữ nghĩa chi. Ông cười ha hả trước mặt tôi. Ông đùa hay không tôi không cần biết nhưng ít nhiều gì tôi cũng giúp ông hiểu đời sống người nhập cư không phải dễ và mỗi khó khăn đã vượt qua với họ là thành tích mà nếu không hỏi, bất cứ người bản xứ nào cũng không thể hiểu và biết được điều đó có tồn tại trong cuộc đời.
Thật ra tôi mắc mưu ông hàng xóm khi ông ghẹo tôi mà hỏi vậy thôi. Tôi biết tôi có nói ra ba câu mà ông hiểu được hai câu là tôi thuộc loại xuất sắc lắm rồi. Ở chung một nhà chưa chắc nói ba câu hiểu hết ba câu chứ đừng nói tới làm hàng xóm. Vậy là từ những buổi trò chuyện không đâu như vậy tôi học thêm một bài học nữa là không mong đợi bất cứ điều gì từ người quen. Hễ có thì tốt, không có thì mình cũng không chết cho nó đỡ mệt.
Một sáng quá lạnh, bình điện xe của tôi chết. Lúc đó đã hơn 9h mà 11h tôi phải đưa hai con đi học võ. Tôi qua nhà gọi ông hàng xóm qua giúp. Gọi mãi chẳng thấy ai, tôi hơi hốt hoảng. Trở về nhà tôi lại đề máy tiếp và hy vọng nó nổ cũng không hoàn không. Tôi trở qua thì đã thấy ông hàng xóm đang cầm bình thử điện đi tới. Ông giải thích cho tôi từng việc làm một dù những gì ông nói tôi hiểu tôi chết liền. Đúng là đàn bà chỉ biết leo lên xe chạy. Sau khi biết chắc là hư bình điện, ông bảo tôi đi mua. Tôi bảo con tôi chưa ăn xong tôi chưa đi được và nhờ ông đi. Ông bảo để ông coi chúng nó và giục nó ăn nhanh tôi cứ đi đi cho biết là công việc không khó như tôi nghĩ. Tôi ghẹo ông, ông quá tốt. Nếu cho tôi vote tôi vote ông lên thiên đàng. Ông hàng xóm cắc cớ hỏi tôi, thế tôi đi đâu. Tôi bảo tôi không mind xuống địa ngục. Ông hỏi tại sao tôi bảo cả đời tôi đi sửa và cắc cớ những người hách dịch, thấy có chút quyền lực hà hiếp người khác thì tôi nghĩ tôi chẳng đi đâu được ngoài địa ngục. Tôi chọc ông vậy thôi chứ tôi thờ cúng ông bà, chết rồi tôi đi về đâu còn ý nghĩa gì nữa. Tôi không quan tâm.
Ông Mỹ của tôi, cũng như bao nhiêu những người bản xứ mà tôi tiếp cận và vô cùng cảm ơn tấm lòng rất con người của họ, muốn người khác đứng được bằng chính đôi chân của họ, thay vì cứ dựa dẫm vào ai đó dù họ có là một người phụ nữ đi nữa.
Tôi rất thích cái nguyên lý đó. Nó giúp cho một người dù có hoảng hốt tới đâu cũng có thể bình tĩnh lại và tin vào bản thân mình hơn để vượt qua được những chuyện nhỏ nhặt rất đời thường, dù chưa bao giờ phải đối đầu hay có thể như người khác không cần phải đối đầu vì đang có ai bên cạnh.
Tôi thật sự muốn viết bài viết này cảm ơn Ông Mỹ Của Tôi, người hàng xóm, người bạn của gia đình tôi mà tôi rất quý.
Forrette, Alan Richard. Thật cảm ơn thời gian vừa qua ông là người hàng xóm tốt vô cùng của chúng tôi, ông ạ.
Vành Khuyên

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

Con Đường Tình Tôi Đi

Con Đường Tình Tôi Đi
Vành Khuyên

Con đường tình tôi đi
Không có lá và hoa
Chỉ có những bước chân hân hoan hay vụng về trước cửa
Đời làm thân góa phụ chán chê từng bữa
Tôi quanh đi, quẩn lại cũng chỉ với những ê chề

Trên đường đời, đi mãi, ráng tìm lại chút đam mê
Của ngày xưa một thời tạm vụt mất
Những tiếng yêu, những nụ hôn chân thật
Thấy đâu? Cũng chỉ những ngỡ ngàng và chua chát

Cũng chỉ những gì bàng hoàng, tan tác
Ráng nhìn lại mình xem có khác ngày xưa
Thể chất thì da mồi, tóc bạc, rối loạn tâm linh
Từ những đổi thay của những gì đã giúp tôi là phụ nữ.

Đời như áng mây, mây trôi về đâu lữ thứ
Tìm một chốn nương thân, một chỗ dựa trong đời
Tìm một người san xẻ khi trong đời thấy chơi vơi
Mới biết con đường còn lại quá dài, không lối thoát

Thoát về đâu chỉ còn những ngày chờ bình tâm từ hoảng loạn
Tiếng cười chỉ còn là ngoài miệng chắng ở trong tâm
Mình là của hôm nay, ngày xưa, vẫn chỉ âm thầm
Con đường tình tôi đi chỉ mình tôi một bóng .