Thứ Hai, 27 tháng 4, 2009

Trầm Mình

Trầm Mình
Vành Khuyên

Ta trầm mình từ bao giờ thế
Hay đời trầm ta như thể tự bao giờ
Trước trận dịch đau lòng không sao kể
Lại sợ mình đau xót đến bơ vơ ....

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

Trừng Phạt

Trừng Phạt
Vành Khuyên

Không bằng lòng về nhau.
Trừng phạt.

Nghĩ người ta nghĩ không tốt cho mình.
Trừng phạt.

Nghĩ người ta nói, nghĩ những điều mình không thích.
Trừng phạt

.....
Trừng phạt

.....
Trừng phạt

Con người nơi hạ giới đã thay Thượng Đế làm rất nhiều điều không nên làm.

Một trong những điều đó là thích trừng phạt người khác.

Nhìn đâu cũng thấy khổ đau, kêu gọi tha thứ, có lòng nhân nhưng cứ ai trái ý mình là ghét, là trừng trị . ....

Tính trừng phạt con người không có sẳn khi sinh ra mà họ đã học lẫn nhau. Người không có bị trừng phạt riết có luôn cho bỏ ghét.

Người có rồi thấy người khác bị áp phê khi mình trừng phạt thì vui quá chừng vui, làm tiếp người khác nữa cho "nổi" vui triền miên trên "niềm" đau người khác.

Trừng phạt, thứ tội lỗi con người rất ham hố làm mà vẫn nghĩ là mình phải làm vậy dạy cho đứa bị trừng phạt sáng mắt ra.

Trừng phạt - Ôi con người! - Ôi loài người! -

Có dừng lại hay là không?.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

Cô Độc

Cô Độc
Vành Khuyên

Người bản xứ rất cô độc, từ con nít đến thanh niên, trung niên chứ đừng tưởng chỉ có những người già trong viện dưỡng lão như mọi người vẫn thường đọc qua sách báo và những bài viết trên mạng. Người ta sống với cô độc, thù nó, hằn học với nó nhưng để làm dịu những điều không vui nó mang lại người ta phải tập quen với nó như là bạn đồng hành, có cũng vui, không có thì vui được chút nào hay chút đó. Bạn đang nghĩ là tôi đang nói cho chính nổi cô độc của tôi phải không. Có thể bạn đúng, nhưng mà sai đấy nhé.

Một ngày cuối tuần, tôi cùng hai con đi bộ ra chỗ trường học gần nhà có xích đu và cầu tuột để chơi. Một cậu bé độ 8,9 tuổi đi xe đạp người lớn đã ở đó tự bao giờ đã mỉm cười từ xa. Tôi mở lời chào cậu bé như chào tất cả mọi người tôi thấy nếu họ thân thiện mỉm cười với tôi. Tôi kín đáo để cậu bé tự nhiên. Thấy tôi chào, cậu bé lại gần và nói một tràng, tôi đi xe mẹ tôi tới đây, ba tôi không sống chung với chúng tôi. Cậu bé nhìn có vẻ lai, lai kiểu Châu Âu, tôi xã giao, cậu học lớp mấy. Cậu bé nói, tôi mới dọn tới đây, trường tôi xa lắm kìa, tôi phải đi bus, năm nay tôi đổi trường 2 lần rồi.

Một hoàn cảnh gia đình nữa. Bạn đừng nghĩ học sinh ở Mỹ ngon lành nhé. Những gia đình nghèo họ di chuyển chỗ ở một năm không biết là bao nhiêu và con cái họ đổi trường liên miên.

Cậu bé chơi với hai con tôi, tôi thấy cậu mặc phong phanh, hỏi tới, cậu thấy lạnh chưa, tôi thấy cậu chảy mũi, về đi coi chừng bịnh. Cậu bé cẩn thận, tôi không sao, về buồn lắm.

Tôi chuẩn bị cho cậu bé, chúng tôi nán lại ít phút phải về rồi đó. Cậu bé nói ngay, cô và hai bạn có thể đi theo biết nhà tôi để lại chơi không? Tôi giải thích cho cậu bé hiểu, mỗi cuối tuần cậu có thể ra đây gặp chúng tôi, chúng tôi đi theo cậu mẹ cậu sẽ lo vì không biết chúng tôi là ai dù chúng tôi sống ngay khu vực lân cận.

Cậu bé rất ngoan, nghe lời, đạp xe, về nhà hay không tôi không biết.

Con tôi chỉ có mình tôi, cậu bé cũng chỉ có mẹ nhưng đã tập chơi một mình và làm quen với hàng xóm.

Phải là con người cô độc không hả bạn ?

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

Tiền

Tiền
Vành Khuyên

Trong đời, cái tôi cần nhất là tiền, không nói điều này trước tiên, mặt tôi đầy một chữ sạo.

Cái tôi khinh bỉ nhất cũng là tiền vì từ tiền, bạn bè, anh em, cha mẹ, người thân sỉ nhục nhau, khinh bỉ nhau và coi rẻ nhau như những người xa lạ.

Cái tôi không muốn nghĩ tới nhưng phải nghĩ tới và làm việc mỗi ngày cho nó cũng là tiền.

Cái tôi thấy không quan trọng mà bắt buộc phải cho là quan trọng vì nó bảo vệ những thứ quan trọng khác cho đời sống thường nhật của tôi đâu có gì khác ngoài tiền.

Cái tôi có thể bỏ ra mà không tiếc nhưng điều tôi tiếc là tôi đã bỏ ra cho người nhận hiểu sai về tôi trong đa số các trường hợp hơn là hiểu đúng vì tiêu chuẩn sống của họ và của tôi khác nhau.

Cái tôi có thể sống chết để giành lại vì tôi kiếm được từ mồ hôi nước mắt dù chỉ một đồng, và sẳn sàng không nhặt cả tờ năm đồng thấy rớt ngoài đường vì nó không phải của tôi cho dù của ai cũng mặc.

Có người bỏ ra cả tháng, cả ngày để đợi tôi đưa hết tài sản của mình cho họ đi làm giàu, cuối cùng cũng tốn hơi mất công vì tôi biết khi họ bỏ ra thời gian như vậy, ý định của họ không thể nào chân chính được.

Có người chỉ cần nói chưa tới hai câu tôi đã đưa được tiền cho họ.

Tiền có mãnh lực đến thế ư?

Tuỳ bạn, và với tôi nó là tổng hợp tất cả những thứ trên đó bạn.

Du Lịch

Du Lịch
Vành Khuyên

Ngay từ hồi còn bé, tôi đã rất thích du lịch. Nghĩa là đi đâu ra khỏi nhà là tôi vui à. Có những buổi trưa còn quá nhỏ chưa đi học, tôi trốn nhà lẽo đẽo đi theo bà chị tôi đến lớp học, xin chị ngồi cạnh. Bà chị tôi cũng khùng, cho tôi ngồi luôn, không cần dắt tôi về nhà, làm bà nội và cha mẹ tôi phát hoảng vì sợ tôi bị bắt cóc. Cuối ngày tan học, họ thấy bà chị tôi dắt tôi về. Vậy mà họ chỉ ôm tôi khóc còn chẳng đánh, mắng gì tôi. Chắc sự khủng hoảng tôi không còn trên đời khiến họ sợ chăng ?

Lớn lên chút, ai đi đâu tôi cũng đòi theo. Học bài xong chưa không cần thiết, đi chơi là khoái à. Đi đâu cũng được, miễn là được nhìn những cảnh khác cảnh trong nhà, hay phải nhắm mắt ngủ trưa theo mệnh lệnh dù tôi không muốn.

Khi đủ lớn để được chính thức cho đi xa, tôi lại mắc cái bịnh cứ đi xa chút là nhớ nhà, hăng hái đi cho lắm đi độ 20 phút xin về liền vì tôi thấy nhớ má tôi quá, nhớ bữa cơm gia đình và nhớ cái góc nhỏ tôi hay nằm đọc sách trên lầu. Dù cả mấy anh chị em đi hết, tôi có ở nhà vì nhớ mẹ cũng chỉ có một mình thì biết làm gì.

Cũng coi như sinh ra ở Sài Gòn cho tới 24 tuổi, tôi cũng đâu đó lòng vòng Sài gòn và các vùng phụ cận Hóc Môn, Thanh Đa thôi chứ còn chưa đi đâu xa.

Qua tới Mỹ, chuyến du lịch đầu tiên của tôi với cả gia đình là tới Đảo Victoria của Canada đi ngang qua thành phố Vancouver của Canada sau hai năm tôi tới Mỹ. Canada, một đất nước rộng lớn và đẹp thật. Dù biết nó đẹp, sang trọng và lộng lẫy như thế, nhiều những gì còn bí ẩn và chờ đợi được khám phá như thế, tôi vẫn đọc được một sự khắc khoải trong lòng đi đâu cũng không yên như ngày tôi còn bé.

Định cư được 5 năm tôi làm chuyến du lịch đầu tiên một mình từ Oregon xuống California thăm những người bạn học thời trung học. Một mình tôi lang thang các chợ và phố xá của người Việt, Đại Hàn, dù giao tiếp được với họ, tôi vẫn tự thấy mình lạc loài làm sao đó, không có một chút cảm giác hưởng thụ nào và chỉ như chuyến đi tách tôi ra khỏi công việc nặng đầu sau 5 năm tới Mỹ.

Những chuyến đi sau này tới California vì tôi có cô em gái ở đó, dù ở ngay nhà em gái, tôi vẫn thấy lạc lõng .

Tôi hiểu ra, tôi đã lạc lõng tự bao giờ, tự thấy mình không thuộc về chỗ nào, chỗ có tình thân thì không có người thân, chỗ có người thân thì không thấy quen thuộc. Cảm giác lạc lõng đó theo tôi mãi. Tôi nghĩ có lên tới tận thiên đình tôi vẫn thấy lạc lõng chứ đừng nói thấy vui.

Vậy mà chỉ coi qua ti vi, thấy biển Bình Thuận, những bãi cát trắng, những bờ biển chạy dài, tôi chỉ ước có một ngày nắng được tận mắt nhìn bãi biển đó và hạnh phúc tràn ngập khi nhớ lại cái ngày mình đã nhìn qua ti vi.

Cảm giác này tôi đã có một lần khi đứng trước biển Thái Bình Dương nơi tôi đang sống, tôi biết phía xa thật xa bờ bên kia là Việt Nam, quê hương tôi, những hình ảnh không thực trước mắt nhưng vẫn có thể làm tôi xúc động.

Du lịch, cần chi phải đi xa, chỉ cần một cảm giác nhớ về quê hương qua hình ảnh tôi đã thấy mình hạnh phúc vì được du lịch rồi bạn ạ.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2009

Thanh Thản

Thanh Thản
Vành Khuyên

Đời sống bạn cần thanh thản, điều này hoàn toàn hợp lý, nhưng thanh thảnh theo kiểu nào, đó là điều đáng nói.

Thật sự khi thấy người khác suy nghĩ và vướng bận những điều mình không vướng bận, người khác cho là cái người suy nghĩ sao không biết tự làm thanh thản cuộc sống mà bỏ qua cho rồi đi. Điều này không có đúng, không có sai, chỉ là lựa chọn của người bị vướng bận. Không ai lại tự muốn mình vướng bận những điều không đáng vướng bận nhưng khi đã vướng bận thì điều đó chắc là có đáng chút xíu nào rồi nên họ mới như vậy.

Khi gặp một điều sai trái, cứ nhắm mắt mà bỏ qua và cho người làm điều sai trái không đáng nói vì còn bao nhiêu điều tốt đẹp khác xung quanh. Tôi thấy điều này không đúng. Ai cũng bỏ mặc những điều sai trái mà không dám lên tiếng thì vô tình đồng lõa với cái sai và để cho nó tiếp tục hoành hành trong cái tư tưởng muốn đời riêng mình thanh thản không vướng bận chứ nhân đạo cái nổi gì.

Khi một người không thích làm chuyện gì, khuyên người khác không làm, họ thấy khuyên sai, họ vẫn làm. Nếu lấy điều này đánh giá người được khuyên không tôn trọng người khuyên thì cũng không đúng, rất nhiều người dùng lý lẽ này để kiểm soát hành vi và đời sống người khác có mục đích hay không mục đích tùy họ biết nhưng trong đời nếu đã làm người ai cũng có quyền ngang nhau trong chuyện tự kiểm soát và tự gánh chịu lấy hậu quả hay kết quả chuyện mình làm.

Nếu ai nhận lời khuyên của ai mà kết quả xấu, người khuyên cũng đâu gánh dùm người được khuyên được.

Trong đời, có rất nhiều chuyện nhập nhằng không ranh giới và những người ranh ma dựa vào những chỗ nhập nhằng này để xử dụng người khác và điều khiển người khác. Điều đó là vô nhân.

Bạn có thể lừa người khác nhưng không thể lừa tôi và lừa những ai có lương tâm trên cõi đời này .

Tôi không đồng lõa với bóng tối, đặt điều và những hành vi vô nhân bạn ạ.

Nhớ và đừng bao giờ làm phiền người khác như vậy nữa nhé.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2009

Thành Công

Thành Công
Vành Khuyên

Tôi không tự coi mình là một người thành công theo con mắt của người khác. Những gì tôi có, những gì tôi đang sở hữu tôi phải đổ mồ hôi, đấu tranh thật sự mỗi ngày trong một đời sống chạy theo thời gian và tại một đất nước tôi không biết có nên nhận là đất nước tạm gọi là quê hương thứ hai của tôi hay không nữa.

Tại Việt Nam ngày nay tôi biết có hai chiều hướng, một là rất khinh Việt Kiều vì họ muốn khinh khi họ thấy những người từ nước ngoài về nổ về đời sống ở nước ngoài đến là ba sạo. Tôi không thuộc loại này. Một chiều hướng khác là nghĩ Việt Kiều luôn có tiền và luôn sẳn lòng làm từ thiện. Tôi cũng không thuộc loại này luôn. Thiệt tình là lương hàng tháng tôi còn nuôi chính tôi và hai con rất chật vật.

Tôi rất ghét tính cách sĩ diện của một số người Việt nam trong nước, tiêu xài còn phung phí và rất chảnh, chảnh còn hơn những người họ gọi là Việt Kiều giàu có.

Tôi sinh ra trong gia đình rất nghèo. Thuở nhỏ, mẹ tôi cho mặc quần áo rách ra chợ. Mẹ tôi dạy không được xấu hổ nếu quần áo có rách mà không thiếu nợ ai được rồi. Mắc chi mắc cỡ.

Đang tuổi lớn là thiếu nữ, tôi ngượng vô cùng với cái quần vải đen vá trước vá sau nhưng mẹ tôi nói đúng, tôi có thiếu nợ ai, trả thiếu tiền ai đâu nên cứ ra chợ là ra chợ.

Ra nước ngoài, tôi cũng theo tính cách đó mà sống, thấy quần áo rẻ mới mua, lỗi chỉ một chút không sao, miễn không thủng lỗ được rồi. Tôi không tập quen đồ hiệu, hàng sang trọng. Tôi trọng và tập trọng cái bên trong con người, sau cái lớp quần áo bên ngoài hơn là trọng bề ngoài mà người đó ăn nói vô phép và thiếu tôn trọng tôi như một con người bình đẳng.

Trong nhà tôi có những đồ cũ, rất cũ, không tân thời như những gia đình khác. Nhưng chưa bao giờ tôi có suy nghĩ phải bằng người này, người nọ qua những phương tiện vật chất.

Tôi học từ những người xung quanh cách xài tiền đúng, hợp lý chứ không phải học đua đòi họ có cái gì tôi phải có cái đó.

Cuộc sống nhìn ngang như vậy đã dành cho tôi một số thời gian tìm về với nguồn gốc của mình nhiều hơn là lo tu chỉnh cái bề ngoài cho giống với người bản xứ.

Tôi bị chính người thân trong gia đình còn lại bên Việt nam nói nghèo như tôi về lại Việt nam làm chi. Ủa tôi về thăm quê hương chứ đâu phải tôi về mang cái mác Việt kiều đi loè thiên hạ. Nói chi lạ vậy.

Tôi hiểu đời có người này, người kia. Tôi thành công hay không, tôi biết được rồi, cần chi tiền trong túi đầy mà cái đầu rỗng không cư xử không tới đâu.

Tôi sẳn sàng nói lại bất cứ người nào chửi tôi không đúng và cho tôi thứ này thứ nọ. Nhưng tôi đã im lặng, ra đi không nói lại tiếng nào vì tôi nghĩ nếu họ có dịp ra ngoài họ sẽ hiểu, họ không hiểu thì cũng không cần hiểu vì đời sống hay hay dở không phụ thuộc vào bản chất đời sống mà phụ thuộc vào tính cách của con người trong đời sống đó.

Vậy thì bạn nói Việt Kiều để làm chi. Tôi ở đâu cũng vẫn là tôi chứ không thể là người khác được bạn ạ.

Nổi Buồn Không Dấu

Nổi Buồn Không Dấu
Vành Khuyên

Tháng ngày thưa thớt
Anh cùng em khép lại những hàng cây
Trời vào hạ, tóc mưa xỏa đầy
Không che hết, những nổi buồn không dấu

Có phải cổ tích đâu mà kết cuộc có hậu
Cơn lốc đời đẩy mình tháng ngày xa
Hai người, tận hai đầu - không lối qua ...
Nghĩ về nhau, cứ tự nhìn trong tâm tưởng

Cuộc đời mà có mấy ai biết được
Kẻ ra đi! Người ở lại! Chốn nào?
Đâu rồi những tháng ngày thật khát khao
Mãi trong tim, những nổi buồn không dấu!

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009

Lẩn Quẩn

Lẩn Quẩn
Vành Khuyên

Lẩn quẩn đi
Tôi ngắm mình trong gương
Trời về chiều
Hoàng hôn chưa vội xuống.

Lẩn quẩn về
Niềm vui dù nở muộn
Còn phiên bản cuối mùa nào,
Tôi mua?

Bỗng Dưng Muốn Khóc

Bỗng Dưng Muốn Khóc
Vành Khuyên

Người trong nước cảm kích phim VN cũng lắm mà chê phim VN cũng nhiều.

Tôi có lợi thế là không thích Hàn Quốc, không coi phim Hàn, không mê tài tử Hàn vì không có thời gian nên khi có dịp xem phim Việt Nam, tôi thích và say sưa vô cùng, thậm chí phải nói là mê vì tôi như được trở về cái nôi của mình ngày xa xưa với những con đường, hàng cây và những cảm giác tình cảm tôi từng có tại quê nhà.
Bỗng Dưng Muốn Khóc là một bộ phim tạo ấn tượng quá sâu sắc với tôi và cho tới lúc này tôi không còn phân biệt được tôi thích Bảo Nam, Trúc hay thấy Lương Mạnh Hải và Tăng Thanh Hà gần gũi và quá gần như là hai người bạn thân thiết tôi từng quen dù tôi chưa một lần gặp họ, chưa bao giờ biết họ ngoài đời và họ chẳng biết tôi là ai vì họ là những diễn viên nổi tiếng.

Mỗi ngày về nhà, tôi vào mạng tìm những đoạn thoại trong phim giữa họ với nhau mà tôi cảm kích. Tôi xem đi xem lại, xem tới xem lui, xem xong sợ quên ghi xuống số tập đó khi nhớ lại xem lại tiếp.

Cô Trúc cũng có thể là tôi, bình dị và thẳng thắn nhưng rất tình cảm và tốt bụng. Bảo Nam có thể là một người tôi từng biết, hay chưa từng biết nhưng những nét quen quen của một con người tập quen và kiên nhẫn với cuộc sống từ trên trời rớt xuống đất đâu đó cũng làm cho tôi tìm lại được một ít cảm giác của chính mình khi từ Việt nam đến ở tạm tại trại tỵ nạn của Thái nơi trước kia từng giam tù nhân trộm cướp của đất nước này.

Ngày nào như ngày nấy, tôi vào mạng tìm tất cả những bài báo và hình ảnh của hai bạn Lương Mạnh Hải và Tăng Thanh Hà coi chơi cho đỡ nhớ. Trời, trời, vai diễn của họ khi không nhập vào cuộc đời tôi lãng xẹt. Có họ, đọc họ, xem họ diễn, tự nhiên tôi thấy bớt cô đơn, bớt trống vắng dễ sợ. Tôi cùng cười với họ qua những tiếng cười trong phim. Tôi khóc khi họ khóc dù biết họ phải khóc để đóng phim.

Tôi cô đơn quá phải không hay chính họ đã xua đi cái cô đơn của tôi tạm thời một cách rất hoàn hảo để tôi có thể trở lại với đời sống thực của mình, rất thực và rất con người bạn ạ.

Cho Một Ngày .

Cuộc Đời Đã Qua

Cuộc Đời Đã Qua
Vành Khuyên

Bạn ơi, nếu bạn nhìn lại kỹ cuộc đời đã qua, bạn sẽ thấy rằng cuộc đời đã chuẩn bị cho bạn tất cả từ hạnh phúc, thăng trầm, tiến, lùi, nhục nhã hay vinh dự. Từ việc bạn sẽ kết thân với ai, gặp ai, học được những bài học gì hay chịu đựng họ hoặc làm cho họ đau khổ vì bạn, nếu kết lại những mấu chốt quan trọng nhất từ những sự kiện đó, bạn sẽ thấy không phải khi không có những bước tiếp theo mà không có những bước trước đó.

Thật lạ kỳ phải không bạn?

Bạn đau khổ vì người này vì một lý do nào đó, thề non hẹn biển, quên cả cha mẹ, người thân. Vậy mà khi không người ta bỏ bạn đi mà trong suốt quá trình chơi với người ta bạn không bao giờ nghĩ ra được bạn sẽ còn tồn tại nếu không có người đó bên cạnh. Rồi thì sao? Người đó cuối cùng cũng xa bạn. Một người khác, đến vồ vập hơn rồi cũng coi bạn như con chó, ghẻ lạnh nhưng để lại cho bạn hai thiên thần đến là hạnh phúc, bạn cũng nhìn người đó ra đi trong bụi trắng, điểm cuối cùng phải đến của cuộc đời. Đau biết bao nhiêu, đau hơn gấp trăm ngàn lần nổi đau trước bạn phải chịu mà vì người ta từng coi bạn như con chó ghẻ, bạn đã đau như thế mà vẫn phải nuốt nổi đau mà quên đi, quên như thích quên, muốn quên mà bạn hiểu rằng có phải bạn muốn và thích vậy đâu phải không?

Bạn từng đứng ở những vị trí rất cao trong cuộc đời, mọi người biết bạn, ngưỡng mộ bạn. Vậy mà đi trong đời, có những lúc những người thân nhất bên bạn rẻ rúng bạn, coi bạn như con mèo hoang, nói với bạn những lời bạn không thể ngờ được. Bạn đứng như trời trồng, mắt mở đó mà như đã chết lặng vì đau đớn. Rồi sao? Chưa hết? Bạn còn bị người ta kỷ luật, giáng chức, nói những lời miệt thị đau lòng, nghĩ bạn là con người vô giáo dục mà bản thân bạn tự biết bạn không phải như vậy, nhưng bằng chứng trước mắt họ là như thế, bạn còn chối làm sao.

Khi bạn quá tuyệt vọng, bạn từng kiềm thắng cho cuộc đời mình, nay chán quá rồi, thả thắng bà nó cho rồi, cho cuộc đời nó muốn trôi đi đâu thì đi. Lúc nhìn lại đã quá đà, may mà không vô vòng giết người vì đau khổ. Bạn đã thấy cuộc đời chuẩn bị cho bạn ghê gớm chưa?.

Không nổi đau nào là cuối cùng.

Không niềm vui nào là vui cuối cả.

Bạn chỉ cần giữ lòng tự trọng, niềm tin vào đời, niềm kiêu hãnh và bản lĩnh chính mình để nhìn thẳng cuộc đời và đi đến cuối đường khi bạn chỉ còn là những hạt bụi trắng, bạn nhé .

Rất Chân Thành

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2009

An Ủi

An Ủi
Vành Khuyên

Hắn khẳng định tôi viết về hắn bạn ạ. Tôi hỏi bài nào? Hắn bảo người đàn ông trong tất cả các bài xấu tốt gì cũng có bóng dáng của hắn. Tôi bảo, vô duyên. Hắn vẫn cười. Nụ cười không dấu được ẩn ý. Tôi hỏi, nói thế để làm gì. Hắn thú nhận, cũng thú vị là bà thương tôi đến như vậy.

Tôi hết chịu nổi, bà thương ai, bà dám nhận. Thậm chí bà đã chửi ai, bà cũng dám nhận. Nhưng cái kiểu hắn nói như là tôi thậm thụt với cái hoang tưởng của hắn là tôi thương hắn nghe nó đểu đểu và tự cao làm sao. Tôi chúa ghét những kẻ tự cao, coi trời bằng vung. Con bà nó, giỏi đến đâu cũng có người giỏi hơn, cái điều dám nghĩ ai cũng thích mình thì một là khùng, hai là đã thất vọng hết chuyện trong đời , đi kiếm thất vọng khác chơi cho vui. Nói thế cũng chẳng khác nào khùng, vậy hắn khùng thật.

Chị ạ, anh ấy vừa phá sản vì bị bạn bè lừa, vừa mất vợ vì lo làm ăn quá, chị ấy dẫn con đi rồi. Bám víu vào đâu hả chị? Chỉ còn mỗi một chỗ là nhìn bài viết của chị thấy chính anh ấy là niềm vui thì chị cũng đá ra thì người ta bám vào đâu nữa.

Con mẹ này nói kỳ nhỉ, thế là cô bảo tôi chấp nhận tôi viết về hắn vì tôi thương hắn dù thật tình tôi không có hay sao. Bộ trong đời hắn chưa đủ lừa dối để tôi phải lừa hắn thêm hắn lần nữa sao? Vô lý ! Khi hắn biết tôi nhận chơi để an ủi mà sự thật là không có thì chẳng khác nào tôi chấp nhận hắn chửi vô liêm sỉ vào mặt sau này. Khuyên cái kiểu gì thế.

Một điều tôi thấy đáng trân trọng là trong các bài viết của tôi, tôi chửi đàn ông đến tệ, tôi lột sạch cái xấu xa, cái vị kỷ của đàn ông mà khi không đâu hắn dám nhận là hắn và còn cho đó là vì tôi thương hắn thì hoặc là hắn là cao nhân hai là dị nhân.

Tôi chỉ biết ơn hắn đã đọc và hiểu ít nhiều gì hắn cũng nhận ra mình nếu điều đó không còn chấp nhận được từ hắn, hắn đứng lại tự nhìn và thành con người khác hắn thích hơn là tôi mãn nguyện lắm rồi.

Còn cái điều kia, quên đi nhé. Tôi chẳng việc gì lại chui vô cái đầu hắn chi cho mất công.

Tôi chỉ viết, nhìn ngay chính trong nhà mình mà viết. Người đàn ông nào bạn nhận ra, có thể ngay bên cạnh bạn, có thể ông hàng xóm, chớ vơ vào mình chi cho mất công. Tự bạn tự quyết định cuộc đời bạn và theo tôi, người viết chỉ thẩy lên bàn những vấn đề trong cuộc sống thôi bạn ạ.

Bạn tin hay không, tuỳ nhé.