Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

Lợi Danh

Lợi Danh

Hồi đó tôi có coi một tuồng cải lương Trần Minh Khố Chuối , trong đó Thanh Sang đã hát một câu rẩt tình

Cái vòng danh lợi cong cong
Kẻ mong bước khỏi , người mong lọt vào

Nghe mà nức dạ , thiệt chứ chẳng chơi, sống ở đời , nhỏ , lớn , già rồi chết đi , chẳng ai biết mình là ai , chẳng ai biết mình từ cái xó nào chui ra thì có mặt trên đời làm quái gì , bạn nghĩ coi . Vậy còn chả đi tìm danh , rồi từ danh kiếm ra lợi chứ còn làm gì . Cái trung tâm của cuộc đời là danh vọng là được mọi người biết tới , ai nói nó là ảo , tui chối liền , không , nó sáng chói lắm à , ai không có coi như bóng tối , phải tìm nó , phải kiếm nó , phải đạt được nó cho dù trăm đắng ngàn cay , cho dù phản bội lý tưởng , ước mơ , xa lìa người thân , người thương của mình . Vậy đã tin hào quanh nó sáng chói chưa kìa .

Lợi danh , người ta sống từ thế kỷ này qua thế kỷ khác , may mắn cho anh em nhà Grimes và Andesen , viết cố tích hay quá , ai có muốn quên cũng không thể nào quên , thiên đường tuổi thơ ở chỗ đó , người ta có đã ra đời , cũng nhờ vào những truyện cổ tích giữa trưa mà thấy đời đáng sống . Biết chắc những truyện đó , các ông đã viết để trước hết thoả mãn những khát vọng của mình khi nhìn thấy những bất công trong xã hội , đẩy lùi cái ác , nhân đôi cái thiện , nào ai nghĩ mình viết vậy cho người đời thương và nhớ mình nhiều thế kỷ sau đâu , bạn nghĩ coi phải không .

Ấy vậy mà có những người , còn sống nha , chưa chết , trời , hậu thế , đương thời , người ta có đang biết mình hay không, suy nghĩ làm chi hả trời .

Bài tui đăng trên báo này , báo nọ , ai thích cứ đăng , tìm được gì cứ tìm , tui viết về một người phụ nữ không dám bỏ chồng vì đạo đức , đi hỏi tui tui đang muốn bỏ chồng hả thì tui thua . Có lẽ và có lẽ người ta đang đọc con chữ , đang cố lái một bài viết theo ý họ nghĩ , theo ý họ muốn mà quên đi tác giả đang muốn nói gì , thiệt buồn quá đi .

Ngoài ra những chữ viết quá mạnh , do bản tính , do thủ pháp , ai đã qua những nghiên cứu hơi chi tiết các cách viết của bao thời đại đều nhận ra như vậy , qua ba cái chữ bảo tôi xấc xược , văn chương không ra văn chương , trời , cái này mới ngộ , tui viết để xả , tui xả để xã hội đừng hỡi ôi những chuyện không đâu , ủa ai thích cứ nghe , bạn không thích , tôi hoàn toàn tôn trọng, thậm chí bạn không đăng bài của tôi , tôi thề cũng chẳng trách bạn tiếng nào vì có người muốn đăng nó ở chỗ khác , do cảm quan thôi , bạn đừng nghĩ điều đó làm tôi buồn , bạn nhé .

Cứ minh , cứ quang , cứ chính , cứ đại . Tôi không đi tìm lợi danh trong cuộc đời , tôi thề với bạn như thế , tôi đi tìm ý nghĩa sống của một cuộc đời đúng nghĩa của nó cho dù tôi có bị hiểu tôi là kẻ lăn loàn, tôi là kẻ ti tiện , tôi cũng phơi ra hết cho bạn nhìn .

Cái vòng danh lợi cong cong, ai mong bước vào thì cứ , ai mong bước ra cứ việc , tôi chưa vào thì ra nổi gì , nhưng trong đời , tôi không đi tìm nó , nó là gì , mặc nó , và nó chưa từng quấy nhiễu vào đời sống rất tầm thường của tôi hàng ngày bạn ạ .

Cho một ngày .

Vành Khuyên



__________________

Ả Đau

Ả Đau

Hình như là ả đau , đau lắm , ả thấy toàn thân tê dại , cái đầu lâng lâng như mới vừa tỉnh dậy sau lần say bí tỉ .

Ả không còn nhớ mình tại sao lại như vậy , ả tìm những gì còn xót lại trên cơ thể , dấu tích của những trận hoan lạc 5 tháng vừa qua làm ả xốn xang , cái gì cũng có giá của nó . Ả ngu thế , ả xấu thế , thế mà bị đưa vào mộng , 5 tháng đó thật thần tiên với ả , chiều nào về nhà ả cũng thấy mình như là tiên nga , phơi phới trong lòng , nhung nhớ khôn cùng vì ả tin ở một nơi xa xôi nào đó một người đang nhớ tới mình và mộng mình trong vòng tay của họ .

Ả khùng chớ còn sao ? Ả đọc lại hết các chứng từ còn thấy để tìm hiểu sao ả lại ra cớ sự này . Ối trời , tình yêu thật mầu nhiệm dù bây giờ có còn là tình yêu hay không , không cần biết . Ả đã từng có nó , nó thay đổi ả , cho ả niềm tin vào cuộc sống, hạnh phúc ả có thể gìn giữ và những trận đấu mồm không dứt từ hai phía . Ả thấy như nó là thật , ả có thể nắm nó trong tay , không phải như ba trò xiếc đu dây , lơ đễnh là té xuống liền . Ả thương quá là thương , yêu quá là yêu , có đưa cho người yêu chiếc váy cuối cùng đang mặc , ả cũng sẳn lòng .

Ả mát chớ còn gì nữa . Đường đường tình yêu là mật ngọt, rành quá mà , mỗi ngày ả được nếm nước đường, biết đó là đường , dối trá quá đi , ả vẫn cam lòng thử , ả nghĩ ả can đảm , thử đi rồi chuyển hướng nó , chuyển mợ gì , ả chết sặc vì đường ngay từ lúc chấm dứt hồi một của câu chuyện yêu đương này , rồi ả lậm , ngày nào không đường ả không sống, ngày nào ra ngày đó , theo thông lệ , mỗi ngày càng nhiều đường vào cơ thể thì muốn cân bằng , ả tống ra lại một số đường tương tự .
Tống kiểu đó , ả càng chết nặng, người cho đường thì sướng ngất ngây , một con mồi nữa dẫy chết trong tay .

Ả quá lời đôi khi , nhận ra mình là vật thử đường , ả biết chắc như vậy nhưng người cho đường tài quá , ả sợ họ đau lòng , không dám nói ra nữa .

Chiều nay , ả ngồi một mình , trong lòng bao nhiêu là đường, đó là số đường còn sót lại sau năm tháng, người cho đường đã đi xa thật xa .

Chỉ còn lại cái đau cào cấu trong lòng ả thật rõ rệt .

Ả đau .

Nhân xem Chuyên Đề Thơ của VTV4

Nhân xem Chuyên Đề Thơ của VTV4

Việt Nam không khá nổi .

Tôi xem chương trình của " Chuyên Mục Thơ " của đài VTV4 mà thất vọng vô cùng .

Một nhà thơ là bác sĩ , cũng tiếng tăm đó , hai nửa óc đều phát triển như nhau , thật đáng tự hào quá đi , nhưng lại phang ra một câu, muốn viết được phải đọc nhiều , chỉ thế thôi ư ? Ba láp , viết thơ hay sáng tác là những rung động từ trái tim , rồi khối óc thôi thúc , tôi viết vẫn viết , dù tôi ít có thời gian đọc , bố thằng nào bảo tôi không nên viết nữa nào .

Nói thế chả ai dám cầm cây bút lên khi trong cuộc đời chưa cầm được và đọc hết tới 5 tác phẩm như tôi .

Đúng là chôn sống thế hệ trẻ thiệt .

Còn cái bà nhà thơ gì nữa , bạn đọc gửi hai bài thơ , nhờ bả xem dùm , bả chê không còn chỗ mà nói , rồi gỡ gạc lại bằng cách nói có lòng yêu thơ và viết ra là cơ sở cần thiết rồi , còn phải rèn luyện .

Y chang , hồi còn ở Việt nam tôi cũng vì nghe ba lời khuyên tầm phào đó mà đếch dám viết . Cứ nhìn một nhà văn mà cứ như món đồ đắt tiền trong tủ kiếng chả dám rờ và chẳng bao giờ dám mơ mình mua được món đồ đó .

Mợ nó , cả dân tộc làm thơ , cả bao nhiêu thế hệ làm thơ , không phát huy thì thôi lại đem giết chết tinh thần của họ . Làm cứ làm , bộ làm thơ là muốn trở thành thi sĩ , bộ viết văn là muốn trở thành văn sĩ hết sao mà bảo người ta như thế .

Nên nhớ là nhiều khi văn chương dân gian còn hay gấp vạn lần văn chương bác học , lắm kẻ viết thêm vào ba cái tên địa danh ngoại quốc vào , viết cho u uẩn ra , rồi tự xem mình cao quý và có pha trộn kiến thức đông tây vào văn chương cho thêm phần giá trị . Thật là không phải .

Ha ha , tôi viết ra mà lòng buồn , buồn vô hạn, chợt nhận ra mình may mắn, ở chốn này , chả phải là nhà văn, nhà thơ gì tôi vẫn viết , họ bảo viết mà không cần ai hiểu là ngụy biện, ngụy biện cái khỉ gì , có ai chui vào óc tôi để dò xét từng đường đi nước bước tôi có để hiểu tôi đâu , cứ đọc không hiểu là chuyện thường , có gì là ngụy biện mà nói thế chớ .

Cảm nhận là do từng con người , từng cá nhân, người nào đó tôi không cảm nhận được là do tôi không cảm nhận được , nhưng tôi cũng đâu bài bác ai đó cảm nhận được đâu , chi mà phải đao to búa lớn với nhau .

Còn cái này mới vui , cứ làm như mình là cổ thụ rồi không bằng, tôi ghét cái suy nghĩ đó vô cùng, để cho người ta sống với bố ạ .

Cho người ta làm thơ , viết văn, để tiêu khiển, để xả như tôi , tuỳ hỉ , tạo sân chơi cho bạn trẻ , tạo điều kiện cho họ phát triển năng khiếu của họ , chi mà phải dập tắt mầm non như thế .

Trong số những bạn trẻ ngồi nghe bố ngày đó , tôi dám chắc khối người trở thành những tên tuổi lớn sau này đó , nếu họ không nghe lời bố nói mà trung thành với những rung động từ trái tim của họ và cầm chắc cây bút họ đang cầm .

Thế nhé .



Vành Khuyên

Đôi Bông Tai

Đôi Bông Tai

Đã 13 ngày lễ Tình nhân , gọi ngắn cho 13 năm trôi qua vô vị trong đời ả , chả có ma nào đá động gì lễ Tình nhân với ả . Lạ lùng, con gái đương xuân chả ma nào nhìn thì có về già ném chó , chó chạy chứ được nước nôi gì nữa . Đáng đời ả , lúc còn lưng ong chả đua đòi làm chi , giờ về già , ả mới thấy ba cái thứ trang sức là hữu ích vô cùng, tô điểm thêm cho cái nhan sắc về chiều của ả . Nom cũng còn được ra phết , không ai nhìn, ả nhìn ả cũng sướng, ả cứ thế mà gom những đồ trang sức về nhà ...

Ả thích nhất là bông tai , ả có cả trăm đôi vẫn thấy chưa đủ , nhìn ả không có thiện cảm thế , nên đeo đôi nào , đẹp đến mấy , cũng thành xấu , nhưng xấu với ai kệ, ả vận vào ả chứ ả vận vào họ đâu nào .

Ả mua bông tai lúc có tiền , lúc không có tiền ả cũng vào tiệm xem bông tai cho nó vui . Coi và lựa trước , lúc nào có tiền vô vớ lấy liền , thế mới chắc bẩm vớ phải những cái rất hợp giá và được những cái ả thích . Những người bán hàng quen mặt ả , cứ nhè chỗ ả xem mà mời mà mọc , họ tới là ả đi chỗ khác , sau khi họ đi ả quay lại , ả ghét cái kiểu soi mói mà giả bộ lịch sự đó của những người bán hàng .

Thình lình , có người nói sau lưng ả bằng tiếng Anh " Mời cô lên phòng an ninh với chúng tôi có chuyện " ... Ả hốt hoảng " tôi làm gì ? Tôi đã làm gì các ông bắt tôi " ... Họ dìu ả đi , ả thấy bực dọc vô cùng ... Tới phòng an ninh , họ hỏi ả vài câu , ả chối hết , trên tai ả vẫn còn một đôi bông tai , có gì ngoài thứ ả có đâu này .

Cuối cùng người ta cho ả đi , ả tức tối hỏi gặng " ai trả cho phẩm giá của tôi khi bị ông dẫn vào đây trước mặt bao nhiêu người " ... Ông an ninh vẫn nghiêm mặt nói lời xin lỗi ả , nghe ra chân thành thì không phải nhưng xin lỗi cho có lệ thì đúng .

Ả buồn bả bước ra cửa tiệm , không mất đồng nào hôm nay nhưng hơi xui tí .

Ả về nhà , gọi ngay cho người em họ của mình , như mọi lần vào ngày Valentine các năm trước , ả khoe " này , có rảnh qua chị mà xem đôi bông tai quá đẹp bồ chị cho chị năm nay nhé , " ả thận trọng đặt đôi bông tai vừa gỡ từ hai lỗ tai , đặt xuống cái hộp đã có từ bao năm , miệng lẩm bẩm " uổng đôi bông tai cũ đã để lại nhưng cũng xong, chả đẹp bằng đôi này , đành chịu vậy ! "

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

I Need To Be In Love

The hardest thing I've ever done

Is keep believing

There's someone in this crazy world

For me

The way that people come and go

Thru temporary lives

My chance could come and I might never know



I used to say "No promises,

Let's keep it simple"

But freedom only helps you say

Good-bye

It took a while for me to learn

That nothin' comes for free

The price I've paid is high enough for me



(*) I know I need to be in love

I know I've wasted too much time

I know I ask perfection of

A quite imperfect world

And fool enough to think that's

What I'll find



So here I am with pockets full

Of good intentions

But none of them will comfort me

Tonight

I'm wide awake at four a.m.

Without a friend in sight

Hanging on a hope but I'm alright



Repeat twice (*)

Only Yesterday

After long enough of being alone
Everyone must face their share of loneliness
In my own time nobody knew
The pain I was goin' through
And waitin' was all my heart could do

Hope was all I had until you came
Maybe you can't see how much you mean to me
You were the dawn breaking the night
The promise of morning light
Filing the world surrounding me
When I hold you

Baby, Baby
Feels like maybe things will be all right
Baby, Baby
Your love's made me
Free as a song singin' forever

CHORUS:
Only yesterday when I was sad
And I was lonely
You showed me the way to leave
The past and all its tears behind me
Tomorrow may be even brighter than today
Since I threw my sadness away
Only Yesterday

I have found my home here in your arms
Nowhere else on earth I'd really rather be
Life waits for us
Share it with me
The best is about to be
So much is left for us to see
When I hold you

Baby, Baby
Feels like maybe things will be all right
Baby, Baby
Your love's made me
Free as a song singin' forever

CHORUS x2

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

Ông Mỹ Của Tôi

Ông Mỹ Của Tôi

Tác giả: Vành Khuyên
Bài số 2815-1628885- vb7121909

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Bài viết mới của cô là vẫn là loại truyện tự kể, viết như nói, và là nói thẳng thừng và mạnh mẽ.

***

Ngày còn ở VN, tôi là sinh viên năm thứ hai đại học ngoại ngữ khoa Anh Văn. Tôi có được lòng ham mê học ngoại ngữ vì muốn tiếp cận với văn hóa nước ngoài để thấy cái hay, cái đẹp của họ đồng thời cũng hiểu thêm văn hóa dân tộc mình sâu sắc hơn khi tôi có thêm những hiểu biết khác để mà so sánh. Tôi học ngoại ngữ biết nói thì ít, tôi đọc và viết nhiều hơn vì tôi muốn trở thành dịch giả. Nhìn mấy giáo sư dạy tôi lúc đó tôi vô cùng cảm kích. Mỗi tối họ kêu tên tôi lên phát bài viết và khen tôi nhiều lắm vì tiếng Anh tôi viết rất chính xác dù là chỉ hơn các anh chị cùng lớp chút xíu vì tôi có thời gian hơn và các anh chị do làm ăn, bương chải với đời sống mà không có thì giờ học bằng tôi thôi. Ngày ấy tôi rất thích nghe các bài nhạc của Karen Carpenter hay ABBA. Tôi tự hiểu những ngôn từ có ý nghĩa dù rất đơn giản nhưng chứa đựng những hàm ý thật sâu sắc của những bài học cơ bản và đơn giản từ đời sống thay vì những ý nghĩ ý nhị và thâm thúy trong những gì tôi học từ văn hóa Việt nam.
Ngày đó tôi rất cô đơn, đã cô đơn lắm rồi. Nghe một bài nhạc mà tưởng như họ vừa nói hộ tâm lòng mình.
"The hardest thing I ve ever done is keep believing that someone in this crazy world for me.
The way that people come and go through the temporary life, my chance could come that I might never know.
I used to say no promises let keep it simple.
It s freedom only help you say goodbye.
It took a while for me to learn that nothing comes for free. The price set paid high enough for me.
I know I need to be in love
I know I wasted too much time
I know I ask perfection of quite imperfect world and fool enough to think that what I ll find."
. . .
Bài nhạc của này của ban Carpenter còn một đoạn nữa nhưng chỉ nghe tới đó tôi đã khóc ròng. Tôi nghĩ sau này nếu có ra nước ngoài và thay đổi tên họ cho người ta dễ kêu, tôi sẽ lấy theo tên cô ca sĩ Karen này vì tôi vô cùng cảm kích cô và những bản nhạc gia đình cô sáng tác.
Qua Mỹ rồi tôi mới thấy thật ra mình thích ai hay quý ai thì cứ quý và cứ thích. Còn đổi tên hay không là một vấn đề khác. Ngày tôi đậu quốc tịch Mỹ, bà giám thị hỏi tôi đổi tên không, tôi bảo không đổi chắc ăn lắm. Tôi biết người Mỹ họ đọc âm NG không được và họ hay gọi lộn tôi là Ngọc thay vì Trâm nên thôi tôi để họ gọi tôi trẹo miệng chơi cho họ biết tôi chẳng phải người xứ sở này mà từ một quốc gia khác.
Thật ra qua tới Mỹ rồi thì tôi thấy thành gì cũng khó chứ đừng nói thành dịch giả mà tôi từng mong. Để cho nhanh 4 năm học, tôi dùng lại tất cả nhừng kiến thức mình có được tại VN để tiếp tục nơi đây, đó là hai năm tiếng Pháp và một năm tiếng Nga. Cái mác biết ba thứ tiếng ngoài tiếng Việt nam chẳng làm tôi khá lên chút nào mà còn làm tôi nói tiếng Anh oằn ẹo đi vì cứ lộn lung tung. Khi nhận ra chính tôi tự làm khổ mình và lựa chọn nào cũng có cái giá phải trả, tôi đành chấp nhận tất cả các công việc từ thầy không ra thầy, thợ không ra thợ để kiếm sống chứ biết làm sao.
Sau hai năm tại trường đại học cộng đồng, tôi chuyển lên trường lớn với chút tiền dành dụm mong sao lập nghiệp được trên thành phố lớn này.
Tôi vào trường đại học Mỹ thì nói thật cũng chẳng ma Mỹ nào thích tôi. Nội nói tiếng Anh phải quơ tay, quơ chân như tôi họ nói khoảng ba lần là phải chạy, thì giờ học còn không có thì lấy thì giờ đâu mà hiểu và thương tôi chứ.
Nếu có ai cứ lẽo đẽo theo tôi, tôi thường bị bạn bè chọc là họ thích cái body của tôi dù tôi biết họ chỉ đùa vì dân sinh ra vùng nhiệt đới như tôi thì suốt năm tháng khoác cái áo lạnh đủ bốn mùa trong năm đi học thì làm sao họ biết body tôi ra sao. Ngành tôi học là ngành Ngôn Ngữ Học chỉ có mình tôi là sinh viên Việt nam thời gian đó. Nhiều khi lên lớp lẻ loi cùng cực vì không có ai muốn nói chuyện với tôi hay có bắt chuyện thì họ cũng chỉ nói chuyện bài học vài câu rồi cũng chẳng cười xã giao với tôi ngày lên lớp tiếp theo thì bạn bè gì trời.
Bạn bè ở Mỹ lúc đó với tôi sao mà khó thế. Chỉ có những người bạn Phillippines và Trung Đông rủ tôi đi ăn phở tại tiệm VN. Chắc họ nghĩ rủ thế tôi dễ đồng ý hơn. Nhưng tôi biết họ đến để du học, nhỡ ra có chuyện gì với họ thì khổ và thế là tôi tránh. Vậy coi như chỗ họ tìm đến mình thì tránh, chỗ mình muốn tìm đến thì người ta tránh. Tôi quyết định chui vào cái vỏ ốc của mình học cho xong xem ra chắc ăn hơn quá.
Hồi tôi sống tạm ở một khu phố nghèo nằm vùng SE của thành phố lớn Portland. Thành phố này, khu nào ra khu đó, khi khai ra ở phía nào của thành phố là người ta biết bạn nghèo hay giàu hay thuộc loại nào. Khu tôi ở nghèo nhất và tập trung dân African American là đa số và phần trăm tệ nạn xã hội nhiều nhất ở đây.
Là sinh viên nghèo, nếu bạn đã ở Việt nam thì sự thật bạn sợ không có chỗ sống hơn là sợ thiếu an ninh. Cứ đi về tới nhà chạy cái ù lên cầu thang mở cửa vào nhà ai dám làm gì mình. Thằng trộm nghèo nhất chắc cũng chẳng nỡ đợi tôi những ngày mưa bão vẫn phải đi làm, đi học tới tối mới về để chẳng lấy được đồng nào vì có đồng nào đã vào tiền nhà, tiền McDonald và sách vở cả rồi.
Tôi không hề và không có thành kiến với bất cứ chủng tộc nào cả. Ai chưa làm gì mình thì coi như vẫn là tờ giấy trắng. Tôi chào tất cả mọi người tôi gặp ngay chỗ ở nhưng họ không bao giờ cười lại làm tôi cũng không dám cười lần nào nữa. Do vậy mà xa lạ hoàn xa lạ, chuyện trò xã giao được lúc nào đâu. Xa lạ thì thôi tôi cũng chẳng có vấn đề gì nhưng cái cô da màu ở ngay dưới lầu nhà tôi hễ có nhà là mở nhạc rất lớn, lớn tới độ tôi nghe nhức cả đầu. Tôi xuống dưới lầu bấm chuông gọi xin cô vặn nhỏ lại mà nhạc lớn quá cũng chẳng ai thèm ra mở cửa. Bực qúa, tôi lấy cái chổi giọng rầm rầm xuống nền cũng chả ăn thua. Đành trùm mền đi ngủ chứ học hành gì nữa. Những ngày kế đó tôi tới trường học đến khuya mới về, lại nguy hiểm thêm một chỗ nữa khi rời trường ra chỗ lấy xe. Chọn đàng nào cũng chết, may mà tôi cũng ra trường.
Khi tôi và chồng mua được căn nhà tại thành phố Salem cũng phải trần ai. Kế nhà tôi là đôi vợ chồng Luật sư người Spanish, vợ nội trợ người Mỹ. Cả đời tôi tôi tránh xa luật sư và bác sĩ không chơi. Bạn bè ai không hiểu nói tôi chảnh vì thứ tôi ai thèm chơi mà không chơi với người ta. Nhưng nghĩ mà coi, khi bạn đến bác sĩ là bạn bịnh, còn tới luật sư là có vấn đề về luật pháp, kiện tụng. Ai dám chơi. Mà thật sự cũng phải cố gắng lắm họ mới đạt tới công việc đó, tôi có chào họ mà họ làm lơ thì có chơi cũng không làm sao chơi được thì tôi đúng là không phải chỗ bị trách.
Sau đó đôi vợ chồng người luật sư này bán nhà cho người hàng xóm độc thân của tôi hiện giờ đây. Người hàng xóm này phải nói là hay, đi làm về vô nhà ở luôn tới tối, mai ra cửa là tới giờ đi làm. Cỡ Valentine Day hay Christmas này nọ thì có quà và đồ treo trước cửa. Vợ chồng tôi ngỏ ý làm mai cho ông với bạn bè tụi tôi mấy lần mà ông cứ nói có bạn gái rồi. Có lẽ ông không muốn nói nhiều hơn về những điều không thể nói.
Vợ chồng tôi không hề biết ông làm nghề gì, hẳn là lao động chân tay thôi vì ít thấy ông bảnh bao như dân văn phòng. Làm gì chung như hàng rào, cửa vô sân sau thì ông cũng bàn với chồng tôi và sau đó không bao giờ chịu chia đôi chi phí. Ông làm vợ chồng tôi rất ngại vì cứ thiếu nợ kiểu này lấy gì trả. Ông bảo mua cho ông nước pop như coke này nọ được rồi cho vợ chồng tôi đỡ ngại chứ chúng tôi hiểu chẳng thấm vào đâu so với cái công và tấm lòng của ông.
Mỗi ngày đổ rác xong, chồng tôi mà về trước thì cất thùng rác dùm ông, ông về trước cũng làm như vậy. Ông kể tôi nghe ông làm điều đó như là niềm vui báo cho chúng tôi ông vẫn ok và khoẻ mạnh. Hai ba tuần liền, tuần nào chúng tôi về trễ mà không thấy thùng rác được cất trước là lo cho ông lắm.
Khi xe 911 đậu trước nhà tôi cái đêm oan nghiệt chồng tôi ngã xuống, hàng xóm một vài người biết và ai cũng mong mọi chuyện xuông xẻ. Sau đó tôi cũng không báo ai chồng tôi đã mất. Cộng đồng VN có vài nhóm tới thăm, chẳng ai hề biết vợ chồng tôi là ai vì chúng tôi rất riêng tư vì chồng tôi từ Cali về đây, còn tôi lại mới trở về từ thành phố lớn chẳng vui chơi và quen biết với ai ở đây cả.
Tôi tránh tất cả mọi người, nói tránh chứ thật sự là tôi sợ. Tôi sợ ai nhắc lại những gì tôi từng có và muốn chia xẻ. Cứ để nó tự qua vậy mà hay.
Bây giờ thì tôi tin, người nào sống một mình thì không khùng hay chưa khùng thì chắc hẳn phải có một đặc điểm hay vũ khí gì đó để mà chống chọi. Với ông hàng xóm này là óc hài hước. Lúc nào gặp chúng tôi ông cũng cười rất tươi. Sau này nói chuyện nhiều hơn với ông tôi mới biết trong nhà ông cũng khóc chứ không phải không.
Nhà ông khi tôi vào không một mảnh đồ đạc nào, một ti vi hai cái ghế da, một cái giường, thế thôi. Vì không đồ đạc gì nên chẳng ai tới chơi, chẳng khách khứa gì. Từ ông tôi học được một bài học rất đáng giá, cuộc đời có đau buồn và cô độc tới đâu cũng cứ cười cái đã, ai sống sao mặc ai, mình sống và biết mình làm tốt công việc mình làm và kiếm đồng tiền chân chính bằng mồ hôi nước mắt mình có được là đủ rồi.
Tôi không ca gì ông hàng xóm. Có lẽ ông cũng có mặt nào xấu chứ không phải không nhưng mỗi con người là một thế giới, không trao đổi, không trò chuyện thì có thấy cả thế giới trước mặt cũng như là chưa thấy và chưa hiểu gì. Chúng tôi chỉ là hàng xóm thì hiểu thêm được chút nào cám ơn đời sống lúc đó đã mở mắt cho mình thôi.
Mà tôi thích nhất cái tính nói thẳng của ông. Nhiều khi thẳng quá khiến tôi bất ngờ nhưng trời ơi còn hơn là không nói. Ông bảo tôi nói tiếng Anh ông còn không hiểu sao tôi làm việc với người Mỹ được. Tôi khựng một hồi chưa biết ông nói với ý gì. Xong tôi giải thích với ông thế này. Thưa ông, ai cũng hiểu tôi hết á vì họ chọn họ phải hiểu. Còn họ mới nghe tôi nói mới có một câu mà đã nói tôi nói khó nghe và tôi nói gì không hiểu là tại họ không muốn hiểu và chọn không hiểu nữa như ông vậy chứ tôi cũng nói những chữ, những ý thường ngày thôi, tôi đâu phải dân biểu để mua lòng, màu mè chữ nghĩa chi. Ông cười ha hả trước mặt tôi. Ông đùa hay không tôi không cần biết nhưng ít nhiều gì tôi cũng giúp ông hiểu đời sống người nhập cư không phải dễ và mỗi khó khăn đã vượt qua với họ là thành tích mà nếu không hỏi, bất cứ người bản xứ nào cũng không thể hiểu và biết được điều đó có tồn tại trong cuộc đời.
Thật ra tôi mắc mưu ông hàng xóm khi ông ghẹo tôi mà hỏi vậy thôi. Tôi biết tôi có nói ra ba câu mà ông hiểu được hai câu là tôi thuộc loại xuất sắc lắm rồi. Ở chung một nhà chưa chắc nói ba câu hiểu hết ba câu chứ đừng nói tới làm hàng xóm. Vậy là từ những buổi trò chuyện không đâu như vậy tôi học thêm một bài học nữa là không mong đợi bất cứ điều gì từ người quen. Hễ có thì tốt, không có thì mình cũng không chết cho nó đỡ mệt.
Một sáng quá lạnh, bình điện xe của tôi chết. Lúc đó đã hơn 9h mà 11h tôi phải đưa hai con đi học võ. Tôi qua nhà gọi ông hàng xóm qua giúp. Gọi mãi chẳng thấy ai, tôi hơi hốt hoảng. Trở về nhà tôi lại đề máy tiếp và hy vọng nó nổ cũng không hoàn không. Tôi trở qua thì đã thấy ông hàng xóm đang cầm bình thử điện đi tới. Ông giải thích cho tôi từng việc làm một dù những gì ông nói tôi hiểu tôi chết liền. Đúng là đàn bà chỉ biết leo lên xe chạy. Sau khi biết chắc là hư bình điện, ông bảo tôi đi mua. Tôi bảo con tôi chưa ăn xong tôi chưa đi được và nhờ ông đi. Ông bảo để ông coi chúng nó và giục nó ăn nhanh tôi cứ đi đi cho biết là công việc không khó như tôi nghĩ. Tôi ghẹo ông, ông quá tốt. Nếu cho tôi vote tôi vote ông lên thiên đàng. Ông hàng xóm cắc cớ hỏi tôi, thế tôi đi đâu. Tôi bảo tôi không mind xuống địa ngục. Ông hỏi tại sao tôi bảo cả đời tôi đi sửa và cắc cớ những người hách dịch, thấy có chút quyền lực hà hiếp người khác thì tôi nghĩ tôi chẳng đi đâu được ngoài địa ngục. Tôi chọc ông vậy thôi chứ tôi thờ cúng ông bà, chết rồi tôi đi về đâu còn ý nghĩa gì nữa. Tôi không quan tâm.
Ông Mỹ của tôi, cũng như bao nhiêu những người bản xứ mà tôi tiếp cận và vô cùng cảm ơn tấm lòng rất con người của họ, muốn người khác đứng được bằng chính đôi chân của họ, thay vì cứ dựa dẫm vào ai đó dù họ có là một người phụ nữ đi nữa.
Tôi rất thích cái nguyên lý đó. Nó giúp cho một người dù có hoảng hốt tới đâu cũng có thể bình tĩnh lại và tin vào bản thân mình hơn để vượt qua được những chuyện nhỏ nhặt rất đời thường, dù chưa bao giờ phải đối đầu hay có thể như người khác không cần phải đối đầu vì đang có ai bên cạnh.
Tôi thật sự muốn viết bài viết này cảm ơn Ông Mỹ Của Tôi, người hàng xóm, người bạn của gia đình tôi mà tôi rất quý.
Forrette, Alan Richard. Thật cảm ơn thời gian vừa qua ông là người hàng xóm tốt vô cùng của chúng tôi, ông ạ.
Vành Khuyên

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

Con Đường Tình Tôi Đi

Con Đường Tình Tôi Đi
Vành Khuyên

Con đường tình tôi đi
Không có lá và hoa
Chỉ có những bước chân hân hoan hay vụng về trước cửa
Đời làm thân góa phụ chán chê từng bữa
Tôi quanh đi, quẩn lại cũng chỉ với những ê chề

Trên đường đời, đi mãi, ráng tìm lại chút đam mê
Của ngày xưa một thời tạm vụt mất
Những tiếng yêu, những nụ hôn chân thật
Thấy đâu? Cũng chỉ những ngỡ ngàng và chua chát

Cũng chỉ những gì bàng hoàng, tan tác
Ráng nhìn lại mình xem có khác ngày xưa
Thể chất thì da mồi, tóc bạc, rối loạn tâm linh
Từ những đổi thay của những gì đã giúp tôi là phụ nữ.

Đời như áng mây, mây trôi về đâu lữ thứ
Tìm một chốn nương thân, một chỗ dựa trong đời
Tìm một người san xẻ khi trong đời thấy chơi vơi
Mới biết con đường còn lại quá dài, không lối thoát

Thoát về đâu chỉ còn những ngày chờ bình tâm từ hoảng loạn
Tiếng cười chỉ còn là ngoài miệng chắng ở trong tâm
Mình là của hôm nay, ngày xưa, vẫn chỉ âm thầm
Con đường tình tôi đi chỉ mình tôi một bóng .

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

Em Muốn

Em Muốn
Vành Khuyên

Em muốn em cùng anh
Đi cùng một con đường phía trước
Chẳng rộng, chẳng hẹp
Mãi bên nhau suốt cuộc đời

Ngày tháng, nối liền ngày tháng
Ngỡ rong chơi
Kề cận nhau những buồn vui
Cứ thế mà đan xéo

Không tri kỷ, không hẹn hò
Cả đời này
Hai ta mãi tự do
Kề cận nhau anh nhé .


I Want
Vành Khuyên

I want you and me together
Looking forward to one way ahead
Not large, not narrow
Just together day by day

Time passes by
Just wandering around
Sharing joys and sorrows
Growing old

No soulmate, no promising
This time of life
We are free to be
Side by side forever

I want.

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009

Nhớ Một Người

Nhớ Một Người
Vành Khuyên

Tôi nhớ một người
Nhớ quá đi thôi
Bàn tay và chân cứ thừa thải
Như nhớ lại cái đêm bận bịu hôm ấy
Của người hay của ta, nhận ra đâu nào ...

Chiều về
Từng thớ thịt xôn xao
Bóng những chiếc xe qua ngõ
Chiếc nào quen, chiếc nào lạ
Và chiếc nào dẫn về chốn thiên đường ..

Đã tan rồi
Những ngày tháng mãi vấn vương
Bắt gặp nhau ánh mắt ngại ngùng, luyến tiếc
Làm quen hay cố quên, quá khứ hoặc mảnh đời
Nghĩ mà chơi vơi, chơi vơi

Ngày tháng ơi
Không còn tìm được những ngày yêu đó
Tự nguyện, ngây ngô, bình thản, dịu dàng
Giờ chỉ là những kỷ niệm
Khiến lòng mênh mang

Nhớ một người

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

With You

With You
VanhKhuyen

With you
My joys fulfill to the sky
Life is always up high
For me to see, to feel
How happy I am day by day.

With you
A little thought becomes a smile
Can’t hide funny ones
Laugh so hard even though in front of me
How normal you still are.

With you
The touch with passion
Warmness turns cold to “something else”
We’re both natural as earth
Cheerful and playful so well.

With you
The most valuable present from life
Seems turning my world
To the happiest days
Knowing you and wanting to be with you this way.

For my funniest friend I know, Alan.

Con Đuờng Tình Tôi Đi

Con Đuờng Tình Tôi Đi
Vành Khuyên

Thế là tôi đi một mình đã đúng ba năm. Mới đầu khi đối diện với cái chết đột ngột của chồng, tôi đã bắt đầu nghe những lời rất lộn xộn từ mọi phía tới tôi từ người dưng, gia đình cũng như người lạ. Họ thấy tôi còn quá trẻ, phần thì yếu đuối chắc chẳng gánh vác nổi chuyện gia đình nên độ vài năm nữa là tái giá ngay ấy mà. Khi họ nghĩ vậy, tôi nghĩ họ hay hơn tôi quá nhiều. Ngay lúc đó tôi còn chưa biết tình trạng tài chánh của mình ra sao vì lúc sinh thời anh lo hết. Thời gian đó là thời gian trả tiền thuế đất cho căn nhà chúng tôi đang ở, tôi biết tìm đâu ra số tiền không nhỏ như vậy mà trả một lần đây. Vậy mà họ còn nỡ lòng nào. Tôi chán ngấy cái cách suy nghĩ vô nhân đạo của con người, thích bàn chuyện chưa có hơn là chuyện đang xảy ra trước mắt. Điều đó vô tình làm giảm đi nghị lực của một người phụ nữ mà lẽ ra họ nên động viên hơn là làm cho người ta sợ thêm.

Thời gian đó chúng tôi có mua để dành một miếng đất cùng với ông anh chồng. Trong hoàn cảnh này thì phải bán chứ bản thân tôi còn lo cho hai con chưa biết xong chưa nói chi tới lo thêm một khoảng đất khác. Vì chuyện mua bán đất có nhiều mâu thuẫn ông anh chồng không nhìn mặt tôi sau khi bán xong. Tôi cũng không thanh minh thanh nga mọi chuyện làm chi vì nghĩ có nói chắc cũng chẳng ai hiểu dùm. Tôi nghĩ tôi hèn với chồng thì có thể, anh nói gì tôi cũng có thể chấp nhận dù biết có khi không đúng nhưng với gia đình chồng thì tôi có sống với họ đâu mà nói thêm làm chi cho phiền.

Số là chồng tôi cũng thuộc loại gia trưởng dù chẳng phải con đầu lòng. Đàn ông Việt Nam đa số là như thế, có thay đổi khi sang một đất nước tự do cũng sợ không đâu là cha mẹ và anh em mình nói mình sợ vợ nên cuộc đời cá nhân cứ thế mà rối tung lên. Tôi là con người tự do, ai đúng tôi theo, ai không phải tôi nói, tính khí thế mà đôi khi muốn giữ hạnh phúc và an lành cho chính mình tôi phải tập im lặng. Thật ra khi bạn im lặng thì điều mâu thuẫn bạn nghĩ tới nó còn quanh đâu đó trong con người bạn đợi lúc nào đó nổ ra chuyện khác nếu tiện lúc hay nó sẽ biến bạn thành con người lạnh nhạt và biết chịu đựng. Điều đó đưa bạn tới đâu, hoặc là không còn tình cảm chỉ biết sống với bổn phận hai là vui được lúc nào thì vui lúc nào không vui cũng kệ vì còn thì giờ đâu mà nghĩ tới.

Vợ chồng nào chả có lúc vui, lúc buồn. Tôi tập quý cái vui, quên cái buồn đi để mà sống. Ông nhà thương thì nhờ, ông không thương và coi mình như không có trong nhà cũng tập quen cho nó khoẻ. Có lẽ tình cảm vợ chồng là điều mà tôi phủ phục và không có ý hướng quyết liệt như những chuyện tôi muốn làm trong cuộc đời nếu thấy mình đúng.

Tôi lại là người thích viết nên nhiều lúc tôi chia xẻ những vui buồn trong bài viết của mình thẩy lên mạng. Điều đó làm gia đình tôi và gia đình chồng tôi không vui vì họ nghĩ tôi không đàng hoàng và muốn đi tìm người khác.

Đời ngộ thật, đời sống không vui có đi tìm người khác thì cũng còn tỉnh mới nghĩ tới điều đó. Mà tôi chỉ viết để vơi đi bao nhiêu điều trăn trở, họ có đọc đâu mà biết tôi nói gì nên cứ nghĩ lên mạng là không đàng hoàng theo ý họ thì ai họ cũng treo cổ kiểu đó chứ đừng nói treo cổ mình tôi.

Nên cái chuyện tôi bị dèm pha không thể sống một mình xem ra cũng là chuyện bình thường. Tôi cũng phải phó mặc cho thiên hạ nói mà sống cho mình và hai con mà thôi.

Vào sở, trước đây tôi cũng không nói chuyện với ai, vì nói với ai bây giờ, có ai hiểu đâu. Chính tôi còn không hiểu tôi lúc đó nghĩ gì chứ đừng nói nói với ai. Nhìn quanh tôi, tôi thấy ai cũng khổ. Một tuần tôi thấy người đồng nghiệp ngồi bên cạnh tôi khóc những ba ngày. Tôi xót xa dùm bà ấy nhưng vì vô tư và nghĩ ai cũng như mình, tôi ngồi lại tâm sự với chị. Nào ngờ chuyện ra chuyện, sau ngày chồng tôi mất bao nhiêu thứ phải đối đầu có lúc tôi muốn gục ngã nên nói với chị nhiều lần tôi đã muốn tự tử. Chị nghe sao lại là một điều đáng lưu ý. Chị chạy lên báo cáo với người quản lý văn phòng tôi đang làm việc về chuyện đó. Thế là họ gọi tôi lên, chẳng nói chẳng rằng là tại sao tôi nói vậy, chỉ nói tôi nên đi counseling. Tôi hết ý kiến, nói thẳng với bà Boss. Bà à, nghĩ mà coi, tôi còn hai đứa con còn quá nhỏ, có muốn chết cũng chưa được, nghĩ mà coi, lúc làm đám chồng tôi, hai đứa con tôi chạy lòng vòng quanh quan tài, chồng tôi biết có thể đã muốn đứng dậy lắm đưa mẹ con tôi về nhà mà làm không được. Tôi hiểu ổng nghĩ thế thì bụng dạ nào tôi lại ngu si đi làm vậy hả bà. Đúng là tôi có muốn tự tử khi đời bế tắc, tôi đố bà tìm ra ai không bao giờ nghĩ tới cái chết khi cuộc đời bế tắc, nhưng người ta có làm hay không mới đáng nói. Thưa bà, bà nên tin tôi tôi không làm đâu.

Người Á đông và người Mỹ khác nhau xa, bà bảo bà nghe thấy tôi nói bà phải xử lý, còn đúng là bà tin tôi không làm nhưng ai biết được. Chiều hôm đó tôi về nhà sợ hãi vô cùng, tôi sợ sở tôi báo với văn phòng bảo vệ trẻ em và bắt hai con tôi đi vào foster home vì tôi có ý định tự tử và đưa tôi vào nhà thương tâm thần dù tôi đang là một nhân viên xã hội rất được tín nhiệm và từ ngày chồng tôi mất tôi chưa hề có một cử chỉ giận dữ nào với khách hàng hay có thái độ khiếm nhã nào với ai cả.

Thế mới biết họa vô đơn chí, trên đời này chính mình không gây chuyện thì chuyện cũng tới. Tôi chỉ còn biết im lặng mà sống.

Có những lúc cuộc đời cũng nhiều nỗi chua cay. Tôi hay chia xẻ với người đồng nghiệp nam bên cạnh. Anh ta hơn tôi 9 tuổi và hiểu đời nhiều, người Mỹ, đã từng ra vào trại nghiện rượu và mới làm lại cuộc đời đây thôi. Anh ta chứng kiến tôi bị chủ xử kỳ thị khá nhiều và rất phục tôi biết chịu đựng. Tuy nhiên tôi nói tôi im lặng khi họ chỉnh vì tôi hiểu tại sao người ta chỉnh tôi chứ không phải vì tôi đồng ý điều người ta chỉnh. Ít nhiều gì anh ta cũng công nhận tôi là con người đàng hoàng, chân thật và không hai ba mặt là tôi vui rồi. Tôi nghĩ người Mỹ nào cũng được dạy honest nhưng có hay không lại phụ thuộc vào đời sống dạy cho người ta. Sau đó tôi xin đổi chỗ không ngồi gần anh ta nữa vì thấy anh hay nhìn lấm lét và soi mói tôi. Cái nhìn rất kỳ dù không gian dối. Tôi lại còn nghe người ta đồn tôi có tình ý với người đồng nghiệp này nên tôi tức tối vô cùng vì ít nhiều gì chồng tôi cũng mới mất, họ chắc không có trái tim hay sao mà đổ vạ cho tôi thế. Sau này từ một người đồng nghiệp khác tôi biết anh đồng nghiệp này là người đồng tính nam. Tôi cũng chẳng nói chẳng rằng, tôi biết phần tôi được rồi, luôn thành thật và quý trọng tất cả mọi người không phân biệt vì tính cách của đời sống cá nhân ai cả.

Những người quản lý văn phòng tôi làm việc sau một thời gian suy xét và cân nhắc vì sợ dư luận cho rằng họ thiên vị tôi vì tôi đòi gì được nấy nhưng sau một tuần họ chấp thuận cho tôi đổi chỗ vì thông cảm với những tâm tư tôi có và không muốn làm khó khăn thêm những suy nghĩ rối bời của tôi trong hoàn cảnh đơn độc.

Làm một người phụ nữ độc thân đi tìm bạn đời đã khổ, làm một người góa phụ đối với tôi còn khổ trăm lần. Tôi bao giờ cũng muốn nhìn đời theo cách tôi nhìn nhưng những gì xảy ra đã bắt tôi nhìn theo hướng khác.

Những ngày ấy tôi không ăn diện mà cũng chẳng có đầu óc đâu mà ăn diện. Nhưng sau khi nhận dạng được trong đời sống họ nhìn bề ngoài và cách cư xử mà đánh giá mình tôi đã thay đổi để được đối xử khác đi thay vì phải nhận cách cư xử chẳng ra gì với những người chỉ biết tới bề ngoài.

Thế là từ đó tôi để ý tới bên ngoài của mình nhiều hơn, chăm chút đầu tóc, dáng vẻ của mình vì ngoài giờ từ sở ra tôi còn phải là một người chỉnh tề khi đi họp cho hai con tại trường hay những lần tiếp xúc với họ vì bất cứ lý do gì tôi được triệu tới trường.

Người hàng xóm có nhà ngay bên cạnh nhà tôi biết tôi ba bốn năm trước khi chồng tôi mất. Ông giúp đỡ chúng tôi rất nhiều và nhìn ông tôi hiểu ông thương xót cái cảnh của tôi thôi mà giúp đỡ tiếp chứ chẳng suy nghĩ thêm gì. Ông từng nói với tôi ông nghĩ rằng tôi hạnh phúc vì thấy tôi bận rộn và vì phụ nữ Á đông như tôi luôn phủ phục chồng.

Tôi chỉ cười và chia xẻ với ông, ông à, tôi đi qua Mỹ để tìm tự do và sự bình đẳng, nhưng thưa ông qua tới Mỹ rồi thì con đường đi tìm tự do và bình đẳng của tôi vẫn đang tiếp tục chứ không dừng lại như tôi nghĩ. Khi có chồng tôi nghe lời chồng, giờ không chồng thì cha và anh trai vẫn kiềm chế tôi nhiều lắm. Tôi học làm người phụ nữ độc lập từ xã hội này, vẫn còn đang học mà cũng còn chưa tin không biết mình có hoàn thành nổi hay không. Ít nhiều gì tôi vẫn còn tin mình làm được để vui vẻ mà đi tới, tôi không sao đâu.
Có những ngày hè, tôi mang hai con ra trước sân, nhớ lại cái cảnh đầm ấm trước kia khi chồng tôi cắt cỏ, tôi và hai con ra nhìn anh làm việc và phụ được gì thì phụ mà buồn không còn chỗ nào nói. Còn ngay lúc đó chỉ có tôi và hai con, tôi ngồi bất động trong khi hai đứa vẽ lò cò chơi. Ông hàng xóm hay đi ngang rồi lại đi đâu đó mang về kem trong hộp mời chúng tôi. Tôi hiểu tâm lòng nhân đạo của người bản xứ, họ làm vậy vì tình con người, hiểu hoàn cảnh tôi thôi. Hai đứa trẻ cũng không dám nhận kem vì sự thật thời gian lớn lên ngần ấy nhưng ăn cơm uống sữa là chính.

Ít nhất là tại một xứ sở xa lạ, hàng xóm nhìn mình không quen từ bấy đến giờ, có một dù chỉ một trong số đông những người hàng xóm còn quan tâm đến đời sống của mẹ con tôi tôi cũng thấy an tâm phần nào và thấy con đường mình đi cũng có chút an toàn hơn là không có.

Có ngày con tôi khóa trái cửa phòng ngủ tôi không vào được tôi cũng phải chạy qua nhờ ông. Có những lần cửa xe tôi đóng không được cũng phải nhờ đến ông.

Tôi thì chẳng biết người Mỹ họ hay ăn gì nhưng thấy đồ tráng miệng là đồ dễ mời nhất. Tôi hay mua trả lễ bánh pie cho ông hàng xóm và giữ thái độ biết ơn với ông cho phải phép.

Tôi không thuộc lớp người răm rắp theo khuông phép định sẳn mà không suy nghĩ. Với tôi, đau buồn bao nhiêu mà ngăn cản tôi bước tới phía trước mạnh dạn thì tôi sẽ làm tất cả để bớt đau buồn mà nghĩ tới những điều vui và an lành trước mắt. Còn tôi không tự đi tìm những rắc rối cho cuộc đời mà chi. Cái gì tới sẽ tới.

Tôi nhìn em họ mình và những người phụ nữ khác tôi có điều kiện tiếp xúc rất khó khăn và rất buồn trên con đường đi tìm hạnh phúc mà buồn cho họ lắm. Ai trên đời mà chẳng mong hạnh phúc và cơ hội đến với mình nhưng với tôi tin vào số phận mà để mình bị phụ thuộc vào nó thì quá dở, còn quá rộng rãi và phóng túng khi tuổi xuân đang còn đây thì thật sự lại là sự phung phí. Vậy thì biết sống làm sao đây?

Tôi hiểu tôi có vui vẻ và hạnh phúc thì con tôi mới vui và hạnh phúc. Từ lâu rồi tôi chẳng tiếp xúc với ai, nay vì nhu cầu giao tiếp phải tiếp xúc thấy xa lạ làm sao. Khi họ nói chuyện với tôi mà không tôn trọng tôi có thể buồn tới hai ba ngày vì bị xúc phạm rồi sau đó mới hiểu ra họ là họ, mình là mình, mình không cho phép ai đụng được tới mình chưa mà buồn chi cho mệt. Và từ đó tôi hạn chế tiếp xúc với họ. Nhưng trong sự hạn chế tôi vô tình đã xây cái rào quá chắc để hiểu họ hơn nên cũng không hiểu thêm hay có thêm chút thông cảm nào với họ cả nên cô lập vần cứ cô lập theo ngày tháng.

Do vậy khi bạn bè tôi ai hỏi tới chuyện riêng tư, tôi đều đùa, con đường tình chỉ có mình tôi đi.

Tuy nhiên vấn đề cần phải nhìn nhận ở đây là dù ở lứa tuổi nào, hoàn cảnh nào, khi chỉ có một mình người phụ nữ đều có quyền đi tìm cho mình một cơ hội, một hạnh phúc khác mà không ai hay xã hội có quyền lên án. Khi đau buồn vơi đi hãy cho họ cơ hội sống với tuổi xuân còn lại của họ.

Nếu người phụ nữ đơn độc nào theo được nề nếp cũ mà không làm họ đau khổ, phải chịu đựng thì đáng phục. Còn nếu họ bị nghĩ là không đàng hoàng vì đang tìm hạnh phúc mới thì cách suy nghĩ đó không còn xác hợp với lối sống của người phụ nữ năng động tại đất nước mà tư tưởng con người thay đổi tính theo từng giây này nữa.

Đó là tôi nghĩ cho những người phụ nữ khác lòng vòng quanh mình. Nhiều khi thấy họ bị lên án hay bị dèm pha mà buồn dùm. Tuy nhiên họ cũng đáng bị lên án nếu vì động lực đi tìm hạnh phúc mới mà bỏ bê con cái quá độ, không chăm sóc và dạy dỗ cẩn thận cho chính những đứa con mình sinh ra thì thật sự họ đã không làm tròn trách nhiệm chính của họ với xã hội và với người đã mất thì ”hạnh phúc” họ có tìm được cũng chỉ là tạm bợ và trong lòng họ sẽ mãi khắc khoải vì họ đã gạt bỏ đi phần đời đáng ghi nhận của họ trong hiện tại, những gì họ đã mang tới mà quên đi là phải chăm sóc và vun bón để nở được cho xã hội những đoá hoa đời có ích.

Còn tôi thuộc loại phụ nữ nào. Thật sự khi cơ hội tới, tôi ngu chi mà nói không nhưng điều chính là tôi không chờ, không đợi, không tìm kiếm thì có tới hay không, có lẽ nằm ngoài dự tính của tôi.

Nhiều khi lễ phép với một ai đó hay nói chuyện nhiều hơn với người nào tôi cũng hiểu đó là thái độ lịch sự của một người phụ nữ độc lập chứ không phải vì muốn đi xa, đi sâu vào mối quan hệ nào cả.

Tôi vẫn còn nhớ khi chồng tôi mới mất, tôi đi chợ cũng sợ, đi ra ngoài đường sợ luôn, chiều lại không dám về nhà một mình khi chưa đón hai con. Cái trống vắng quạnh quẽ mới đau làm sao.

Vâng, tương lai khó ai mà đoán trước ra sao nhưng thật đúng là tôi đang bình thản đi trên con đường chỉ có một mình, con đường của một người phụ nữ Á đông đang sống và làm việc trong một quốc gia với những tư tưởng và cách sống tôi phải tập quen, tập đối phó hàng ngày để làm mới mình cùng phải học hỏi và nổ lực hết mình vun đắp cho tương lai của con mình. Mục tiêu cuối cùng của tôi là mong sao dạy được chúng vượt qua những chông gai và khó khăn trong tư tưởng, trong cuộc sống để đạt được những thành công trên đường đời tại đất nước Hoa Kỳ.

Và chính điều đó luôn là động cơ thúc đẩy tôi luôn biết thích nghi mình với mọi hoàn cảnh.

So với ba năm trước đây, tôi cám ơn thời gian và cuộc sống đã rèn được tôi thành một con người khác, biết chấp nhận và biết tận hưởng đời sống hơn.

Con đường tình tôi đi.

Vành Khuyên

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009

Con Gái Tôi

Con Gái Tôi
Vành Khuyên

Bạn ơi, khi bạn 6 tuổi bạn đã đạt những thành tích gì trong cuộc đời.
Với tôi thì cùng lắm là tự ăn bát cơm một mình, không trốn đi chơi khi phải đi ngủ trưa cho mọi người khỏi lo lắng để còn được nghỉ ngơi trước khi đi làm lại vào buổi chiều ( Việt Nam sướng bạn nhỉ ). Với tôi hồi nhỏ, làm một đứa con ngoan cũng còn hơi kho khó vì tôi cũng ngang bướng. Nên làm một đứa con giỏi còn khó gấp bội với tôi. Cha mẹ tôi chắc cũng không lấy thế làm buồn để tôi còn trong nhà tới hai mươi bốn tuổi đấy thây. Tôi không có một khái niệm gì về chuyện phải làm cho cha mẹ hãnh diện về mình cả. Với tôi không bị cha mẹ đánh vì những trò nghịch quái quỷ khi còn bé là tôi hay lắm rồi.

Tôi có thai con gái khi con trai chỉ mới 11 tháng. Bạn bè trong sở tôi trêu hoài " ủa chưa đẻ nữa hả ? ". Ý họ là mang thai một lần sao lâu thế. Tôi chỉ cười. Ngày dự đoán sanh của con gái tôi nằm trong tháng 7 ta, dân gian kỵ tháng này lắm vì là tháng cô hồn. Anh bảo tôi " em ráng qua khỏi tháng 7 ta mới sanh được không " . Tôi mở tròn mắt " ráng được em ráng liền á, nhưng không phải quyền em anh à ". Anh hiểu ý tôi nói, nhưng cũng phải nói với tôi như thế. Anh và ông nội cháu đã ngồi cả buổi chiều chọn ngày mổ cho tôi lấy cháu ra vì tôi đã hai lần mổ và không thể sanh thường được. Trong suốt ba tháng sau của thai kỳ, tôi vào nhà thương không nhớ lần đếm vì đau bụng như muốn sanh kéo dài liên tục. Trước ngày mổ, tôi đau không chịu nổi và nghĩ lần đau này chắc phải sanh quá. Ngày đó tôi nghĩ chắc cũng phải ráng đợi cho tới ngày mai. Không ngờ bà bác sĩ mổ cho tôi vừa hoàn tất xong ca mổ ngày hôm đó đề nghị nếu tôi muốn xong luôn hôm đó bà mổ luôn cho tiện.

Tôi đồng ý ngay vì đau quá mà không thiết tới ngày đã được chọn, phần sợ đau quá con có chuyện không hay trong bụng.

Thế là con gái tôi sanh một ngày trước ngày dự tính. Tôi muốn cháu tên Nam Trân nhưng chồng tôi không chịu bảo tốt hơn cho cháu anh đặt nó tên Tường Vân. Tôi buồn vô tả , mang nặng đẻ đau 9 tháng, cái tên con cũng không được đặt, anh nói cho tôi đặt tên tiếng Anh, tôi gọi cháu Juliana.

Tôi là con gái của lính. Ít nhiều gì cũng mang tác phong quân đội từ ba tôi, tránh làm sao được. Tôi nhìn vào mục tiêu công việc nhiều hơn là tình cảm mặc dù tôi là con người rất tình cảm. Hai đứa con còn quá nhỏ. Phần đi làm, phần cơm nước cho gia đình có tôi và chồng. Nhiều khi tôi mệt mỏi không có thì giờ nựng con, thương con, tôi cũng buồn lắm.

Tôi nuôi cháu tới tuần thứ 11 thì trở lại làm việc vì đã hết phép. Bác giữ dùm tôi nuôi con trai tôi từ khi nó 9 tháng, lần này bác giữ luôn dùm con gái tôi cho tôi yên lòng dù không còn khoẻ như trước. Mỗi sáng tôi đưa hai con tới nhà bác gửi. Chiều chồng tôi đón hai đứa về cho nó đồng đều trách nhiệm. Hai đứa nhỏ thấy rất vui mỗi khi ba đón. Chồng tôi yêu con gái vô cùng nựng nó mãi trước khi bế ra xe.

Khi đã lớn và nói được, mỗi lần về tới nhà, tôi mừng hai đứa nhỏ vô cùng. Tôi chận chúng lại hôn cho đỡ nhớ, con trai thì chào mẹ, còn con gái tôi đi ngang qua tôi nói " hi Barney ". Tôi cũng thấy vui vì nghĩ chắc Barney dễ thương và tôi dễ thương như thế mặc dù hiểu tôi làm sao giống Barney được và chữ mẹ có một âm cũng dễ hơn là Barney hai âm chứ. Có lần tôi nói với con gái " không con chào mẹ, mẹ không phải Barney " con gái tôi chẳng thèm trả lời.

Một ngày, chị tôi tới chơi, gia đình tôi đang chuẩn bị đi chợ, chị tôi ra đùa với cháu. Chị tôi gọi tôi lại và bảo " mày phải mang con gái mày đi test vì tao nói chuyện với nó nó không nhìn vào tao, nhìn đâu đâu á ". Tin này làm tôi không ngủ cả đêm. Tôi tin chị tôi vì chị có tới hai đứa con tự kỷ. Bận rộn vậy tôi vẫn dành thời gian xin đơn và hẹn cho cháu gặp những người chuyên môn.

Ngày hẹn, cả chồng tôi và tôi đều đi. Họ thử cháu và kết luận với chúng tôi cháu bị tự kỷ nhẹ. Tôi còn chưa hiểu hết cái từ tự kỷ là như thế nào và sẽ đối đầu ra sao nhưng về nhà tôi quan tâm tới cháu hơn. Tôi thấy cháu chỉ muốn một mình, trốn vào một chỗ, xé giấy, ăn tạp. Tôi buồn vô cùng. Làm sao lôi con ra khỏi chốn tự kỷ đây.

Vì tự kỷ cháu phải đi học khi chưa ba tuổi. Cháu học chung với các trẻ chậm phát triển và các cháu bị Down nhẹ. Tôi đưa cháu tới trường một thời gian rồi cho cháu được đưa đón bằng school bus cho đỡ mất giờ làm.
Có ngày nhớ và thương cháu quá, tôi tới trường đợi, khi ra cháu gặp tôi say Hi rồi cháu lại bước lên xe bus. Cuộc đời như vậy cũng còn vui vì tôi còn có chồng bên cạnh nhưng lúc đó tôi cũng đã buồn lắm rồi vì tình trạng tinh thần của con.

Khi chồng tôi mất đột ngột vì heart attack, con gái tôi vừa qua ba tuổi mới ba tháng. Nhìn hai con chạy lòng vòng bên quan tài của anh, tôi đau đớn vô cùng, tôi không còn khóc được vì không biết sau ngày thiêu anh xong mình sẽ sống ra sao với hai con đây khi không còn có anh.

"Thưa bà, thứ bảy này bà cho Juliana đi thi lên đai vàng " người thầy dạy võ vui mừng nói với tôi. Tôi tròn mắt " ông đùa tôi hả, ông chắc chứ ? " Người thầy gật đầu " Juliana làm được, bà tin tôi đi ". Tôi chuẩn bị tiền cho cháu đi thi. Tôi về nhà bắt anh cháu dợt bài cho cháu để thêm tự tin. Khi nhìn hai đứa học với nhau, tôi thấy con gái tôi đá ngang đá dọc mà té lên té xuống. Tôi vào bảo thầy dạy " này ông, tôi hỏi ông lần nữa con gái tôi thi được không? Tôi thấy anh nó với nó dợt với nhau mà nó té ông ạ ". Ông thầy trấn an tôi " bà muốn có 1/2 giờ luyện riêng trước khi thi thì chúng tôi giúp, sẽ giúp cháu ôn lại các thế của đai trắng ". Tôi đồng ý liền, ít nhiều gì tôi nhất định giúp con gái tôi thành công bằng mọi giá.

Ngày ông thầy luyện riêng cho cháu trước mặt tôi, tôi thấy cháu nghe lời thầy mà rớm nước mắt. Cháu răm rắp nghe thầy còn hơn tôi, tôi học ở ông thầy sự kiên nhẫn vô song của người võ sư. Khi nửa giờ học dứt, tôi đứng ngay cửa giơ tay ý là muốn bắt tay ông thầy " your success, Sir. Thank you so much for believing in Juliana ". Ông thầy hớn hở " you are welcome, I am glad to help ".

Nhớ lại bốn tháng trước đó con gái tôi vào học hai ngày đầu chỉ khóc rồi bỏ ra xe. Ông thầy bảo tôi cứ cho vào đi rồi sẽ đâu vào đó. Tôi hỏi cháu cháu nhất định không vào. Tôi đem cháu lại trước mặt thầy hỏi cháu muốn học không, cháu bảo không rõ ràng. Ông thầy không nói gì cả. Nhưng sau đó tôi vào năn nỉ thầy " ông Thầy quan tâm tới Juliana một chút dùm tôi được không, cháu bị tự kỷ, tôi hứa động viên nó, phần thầy khi nó khóc đi ra, thầy quan tâm chút nha ". Ông thầy bắt tay tôi " Deal ".

Có những ngày đón cháu, cháu khóc khi ra xe ngồi. Tôi vào hỏi thầy thầy nói khóc là chuyện thường vì nó tập không được nhưng sẽ qua. Tôi mặc cháu cho ông Thầy luôn. Thấy ông nói chuyện chắc ăn quá mà.

Ngày cháu đi thi từ đai trắng lên đai vàng, tim tôi như muốn ngưng đập vì rất nhiều thí sinh còn bé khóc giữa kỳ thi và đòi ra. Ngày đó tôi chận ông thầy ngay phòng thi và nhờ " nếu nó khóc ông nhớ động viên nó dùm tôi nghe " . Ông thầy chạy lại Hi 5 con gái tôi liền.

Một tiếng trôi qua, phần thi chấm dứt, con gái tôi đậu lên đai khi mới 6 tuổi, chúng tôi ra đứng xếp hàng cho ông Giám đốc của cả là bao nhiêu Studio trong thành phố Salem ký vào cái đai mới mới nhận. Ông Giám đốc nói với tôi cháu hơi shy nhưng rồi sẽ khá hơn nếu tôi tiếp tục động viên cháu. Ông nhận xét được như vậy vì trong thời gian thi ông là người đi lòng vòng chấm tất cả các thí sinh.

Khi tôi và con gái tôi đi ra khỏi phòng chỗ thi, tôi nói với con " I am so proud of you. Thank you for making me proud of you, Juliana ". Cháu cười rất tươi và vô cùng tự tin, một nụ cười tôi chưa từng bao giờ thấy trên đôi môi cháu, nụ cười vui lắm là vui từ trong tận cùng tâm lòng của cháu " you are welcome, Mom ".

Ngày đó là ngày vui nhất trong đời tôi từ ngày ba cháu mất. Tôi nhìn lên trời như muốn cùng anh chia xẻ thành công của con gái.

Cháu còn học đàn piano, có ngày cháu không được vui chính tôi cũng không hiểu tại sao nhưng bà giáo vô cùng tốt và rất kiên nhẫn với cháu. Có ngày cháu bực cháu dẫm đạp lên giáo án piano của bà và khóc. Tôi đau lòng vô cùng xin lỗi bà mà buồn vì không biết cháu có còn tiếp tục được hay không.

Tôi đem cháu ra xe ngồi hỏi cháu tại sao để giải thích lại với bà giáo cho bà đỡ đau lòng. Ngày mới xin cho cháu học, bà nói bà chỉ thử độ 15 phút mỗi tuần nếu thấy tiến triển bà mới tăng lên 1/2 tiếng hay có thể từ chối không dạy cháu nữa thì tôi đừng buồn.

Giờ thì cháu vừa đàn, vừa hát những bài đàn piano rất đơn giản nhưng tôi thấy cháu rất enjoy thời gian với đàn và bắt đầu có những ý hướng đơn giản phải làm gì trong cuộc sống. Cháu hát rất hay, tôi đã từng suy nghĩ nếu cháu tiếp tục học văn hóa không được tôi cho cháu đi học luyện giọng và cho cháu được tiếp tục ý thích cháu có và niềm vui vô cùng khi cháu cất tiếng hát.

Hiện tại trong trường học mỗi ngày, cháu vẫn theo chương trình đặc biệt. Cháu đọc rất giỏi nhưng làm việc theo cảm tính nên cần có sự quan tâm đặc biệt hơn các trẻ em bình thường.

Có ngày cô giáo viết cho tôi một lá thư thật dài kể về những xúc cảm của cháu cô không lường được và hỏi tôi nếu cháu như vậy thì tôi có cách nào giúp cháu trở lại vui vẻ nhanh hơn không chỉ cho cô vì cô cần cháu tham gia các hoạt động trong lớp.

Tôi khẳng định ở nhà tôi cũng chỉ biết khoảng 80% các trường hợp cháu không vui thôi, còn 20% trường hợp còn lại nhiều khi do cơ thể cháu không khoẻ và một chút quan tâm đặc biệt có khi dễ dàng đưa cháu trở lại vui vẻ và hoà nhập hiện tại nhanh hơn.

Tôi không lường được nếu còn ở Việt nam tôi sẽ xoay xở ra sao. Cũng khó mà hình dung được nếu tôi không còn ở tại Việt nam. Nhưng thật lòng, rất thật lòng, tôi luôn cám ơn đời sống cho tôi gặp những con người thật tốt bụng, thật kiên trì, thật bao dung, thật độ lượng và giàu lòng yêu trẻ, luôn muốn cải thiện đời sống của một đứa trẻ đặc biệt theo hướng tốt hơn như ông Thầy dạy võ, bà Cô dạy đàn và cô giáo trường công của Juliana mà tôi đang tiếp xúc ngày hôm nay.

Họ quá tốt, họ thay đổi Juliana, thay đổi tôi biết tin vào con nhiều hơn, tìm kiếm cơ hội và góp tiếng nói để giúp Juliana tin vào bản thân nó mà vươn lên như bao đứa trẻ bình thường khác.

Con hay sai tôi " I need a blanket" khi nó nằm xem ti vi và bú sữa. Tôi nghĩ vai trò người mẹ là chạy đi lấy chăn thôi chứ chẳng nghĩ gì. Một bữa tôi năm chèo queo, Juliana hỏi tôi bị gì , tôi bảo " mẹ bịnh " con bé lăn xăn chạy đi lấy chăn đắp cho tôi. Tôi rớm nước mắt và hiểu ngay ra hạt nào tôi trồng, trước sau gì cũng nẩy mầm nếu tôi biết chăm sóc.

Khi tôi ngồi trong nhà hàng, con ngồi ngay bên cạnh, khi vừa lấy đồ ăn về, Juliana lấy cái ống hút, bóc giấy ra và cắm vào ly nước của tôi rồi nói " let me take care of you, Mom "

Bạn ơi, bạn có hiểu là tôi cảm nhận được hạnh phúc ngay lúc đó như thế nào không?

Từ con bé Hi Barney của tôi, nó trở thành con bé như vậy đó.

Tôi vô cùng cảm ơn những gì tôi đang có, đang nhận và đang từng ngày biết mình không thể nào quên và tri ân những điều tốt đẹp đang đến với tôi từ đất nước này bạn ạ.

Cho con gái thân yêu Juliana.

Vành Khuyên

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009

Người Mỹ Xài Tiền

Người Mỹ Xài Tiền
Vành Khuyên
Phải nói làngười Mỹ xài tiền ngộ thật. Có cũng xài, hẳn rồi. Không có cũng xài, xài cho có xài. Nợ cũng xài luôn, ủa, người khác xài mắc chi mình không xài. Tiền trước sau gì cũng kiếm ra mà, có công việc là có tiền, trả trước, trả sau cũng là trả. Các công ty cho mượn nợ đầy dẫy ra đó là cho mục đích xài này của người Mỹ, hợp tình hợp lý quá đi chứ .
Khi bạn vào khu mua sắm các chỗ đồ hiệu nổi tiếng nhất Tommy, Brother này nọ, trời ơi trời, cái quần tây thôi $225 lúc nguyên giá, lúc tôi thấy thì đang bán hạ giá 30% vậy cũng còn hơn $150. Ủa chất lượng hơn bao nhiêu lận so với cái quần tôi mặc $3 hông ta và có đáng bỏ ra $150 cho một lần mặc cái quần đó. Có thể cái cảm giác hãnh diện và sung sướng ra sao chắc tôi không hình dung được vì chẳng bao giờ dám mua. Tuy nhiên phải công nhận một điều, các thương gia, các nhà làm chính trị, bác sĩ, nhân viên cao cấp này nọ họ bận rộn quá, làm tiền nhiều có biết để đâu cho hết, họ đâu có thời gian đi mua đồ hạ giá 75% như tôi nên họ thà mua đồ hiệu và giá nào cũng trả cho xứng với vị trí của họ cũng hợp lý chứ.
Tôi có hai người em họ là bác sĩ. Trước khi đạt tới danh hiệu này, họ cũng là sinh viên nhận financial aid như tôi trước đây, làm work study để sống, thậm chí mẹ họ là cô ruột tôi bắt họ đi xin tiền giấy để mua thêm thực phẩm. Nói chung là họ có cuộc sống hoàn toàn bình thường như tôi, gì cũng mặc, gì cũng ăn, đồ gì ăn được, mặc được mua càng rẻ càng tốt. Họ lựa đồ hạ giá còn đủ tiêu chuẩn và chất lượng hay lắm à. Mắt họ sáng hơn mắt tôi nhiều, nhìn là thấy liền cái gì mua được. Vậy mà đùng một cái là khác nha. Giờ họ mặc đồ được đặt theo ni mẫu của họ từ một xưởng may có tiếng, họ đủ tiền trả cho chất lượng đồ và mẫu đồ họ muốn mặc. Mừng cho cuộc sống của họ lên một nấc thang khác. Có đáng như thế hay không. Về thời gian, tôi nghĩ có thể. Về tiền, ăn thua gì, mắc chi có không xài. Nói chung là hoàn cảnh nào thích hợp hoàn cảnh đó. Bàn chơi cho có chuyện bàn thôi.
Thường thì vào các khu mua sắm nổi tiếng, những người bình thường như tôi chỉ có thể tới những khu additional 50% off or clearance mà thôi. Tôi chỉ nhắm vào những vùng đó thấy đời sống nó khỏi bất ngờ và nhức đầu chứ có gì mắc cỡ đâu. Vậy mà người Mỹ họ không vậy, họ có thể trả và có thể mua bất cứ thứ gì . Người bán hàng biết tâm lý khách và biết cách cư xử chút thì bắt được mối liền và tôi cũng thấy trước mắt mình khá nhiều.
Quần áo tôi mặc theo mùa thôi, nhìn là biết liền kiểu thường dân hay dân thường. Khi vào các cửa hiệu do người lớn tuổi bán, họ chủ yếu bán được hàng vì đó là mục tiêu cuối cùng của việc buôn bán. Mặc cho tôi là ai, tôi được họ mời chào rất là nồng nhiệt. Tôi cứ nán lại đó mãi vì tiếc cái không khí thân thiết của các bà ấy. Tuy nhiên khi vào các chỗ nổi tiếng các cô còn trẻ hay các bà trung niên bán thì khác à. Tôi thấy họ chào các người sang trọng trước tôi rõ ràng, chào lởi xởi lắm, tôi đi ngay sau mà họ ngưng liền câu chào. Hơi bất lịch sự à nhen. Tôi vẫn lấy hết can đảm chào họ cho đúng với con người của mình. Đi tới ngay liền những chỗ hạ giá có bảng đỏ cũng thấy còn quá là cao giá. Sợ quá tôi không dám đi ra liền vì sợ các cô bán hàng liếc khinh miệt thêm cái nữa cũng thấy khó chịu chứ bộ.
Tôi tìm hết chỗ hạ giá này tới chỗ hạ giá khác mà cũng không thể tự nói với mình thôi bấm bụng mua đại đi ra lấy lại sĩ diện cái đi. Nhân danh là một người Việt nam, chịu thương chịu khó làm việc, không sĩ diện hão, không mua danh, tôi dũng cảm bước ra không mua gì và nói cám ơn họ rất lớn. Đàng sau là cái nhìn gì của họ tôi dư sức hiểu nhưng họ là họ, tôi là tôi.
Nói thật với bạn, tôi là vậy thôi. Nhưng cái khu mua sắm nổi tiếng đó cứ năm này qua năm nọ làm ăn phát đạt hẳn lên nhờ người Mỹ và người tứ xứ học theo cách tiêu xài của người Mỹ. Những người tứ xứ đến từ các tiểu bang khác mua đồ trả thuế, Oregon không trả thuế nên họ ham, ngay cả khách từ các quốc gia Châu Âu họ rất chuộng những đồ hiệu như vậy vì ngay nước họ, các đồ như vậy mắc gấp đôi thì ngu gì không mua tại đây.
Để kết thúc bài viết, xin kể hầu quý vị một chuyện nhỏ. Số là tôi cũng tứ tuần rồi, ít nhiều gì ai nói hồi xuân tôi không công nhận chứ tự thấy mình cũng muốn diện ra chút để có thể đi ngang qua người khác họ nhìn theo chứ họ ngoảnh mặt đi cũng đau lòng chớ bộ. Thề với các bạn là cái váy đẹp nhất tôi mặc cũng chỉ có 15 đô nên tại khu mua sắm này khi nhìn cái váy đẹp quá, sát nách, váy xòe rộng phô trương cái chân và cái bờ vai còn rắn chắc của tôi, tôi muốn mua liền. Cái váy đó nguyên giá là 39.99 ở khu 50% off vậy thì còn 20 đô, tôi đi quá xa mới tới được đây, cái váy quá đẹp tôi mới nhìn muốn bỏ vô tủ áo mình liền. Nghèo gì có 5 đô hơn, có sao đâu, lao động quần quật cả năm tháng. Tôi quyết định đem ra quầy tính tiền mua liền, lần này bà mua cho biết tay, bà cũng biết sang chớ bộ.
Tôi hí hửng mang ra, cô đó tính tôi 27.99 vì chỉ bớt 30% vì không có vết bút đỏ quẹt trên giá bán nên chỉ có 30% thay vì 50% như tôi nghĩ. Ủa, ai biểu bỏ vô chỗ hạ 50% tôi nghĩ lầm chứ tại tôi đâu. Tôi ú ớ, chưa từng có ý định mua gì hơn 20 đô ngay cả cái áo đầm quá đẹp đó. Chị bán độp tôi ngay, mua không? Tôi bình tĩnh, ủa tôi tưởng 50%, giờ chỉ có 30% chị để tôi suy nghĩ đã chớ. Trong đầu tôi hình thành ngay chặng đường 17 cây số và cái nắng trưa gắt gỏng nãy giờ tôi mang trên đầu. Trời ơi trời, cái kéo mua cho con làm dụng cụ đến trường 1 đô tôi còn chưa mua, đến chỗ bán 25 cent mà mua thì lòng dạ người mẹ nào nỡ sang trọng mua như thế hả trời.
Tôi nói không với chị bán hàng với một chút thẹn thùng nhưng tôi đủ can đảm và dũng cảm bước ra cùng lời cám ơn lịch sự mặc họ muốn nghĩ sao thì nghĩ.
Bạn biết tại sao không, tôi không phải người Mỹ. Tôi là người Việt Nam sống tại Mỹ thôi, bạn ạ.
Vành Khuyên

Lấy Chồng Mỹ

Lấy Chồng Mỹ
Vành Khuyên

Thời gian trước tôi có viết bài Lấy Chồng Tại Mỹ, đơn giản chỉ để nói lên lòng trắc ẩn của mình khi sống trong một xứ sở xa lạ trên con đường đi tìm bạn đời. Thời gian đó tôi đã có gia đình, viết lại quá khứ, ít nhiều gì cũng thấy có ngay người bạn đời bên cạnh, vui, buồn, sướng, khổ đều được xẻ chia tôi tự thấy mình cũng may mắn.
Sau đó một thời gian, khi google trên nét, tôi gặp lại cái bài Lấy Chồng Tại Mỹ của mình ở một số site. Trời, lúc đó tôi mới hiểu ra và nhận thức được, đó không chỉ là nổi lòng của riêng mình mà còn là của nhiều độc giả. Họ phê bình và bàn bạc nội dung bài đó của tôi rất vui và họ chọc ghẹo nhau nữa nhưng một điều tôi hiểu sâu sắc về thế hệ trẻ là ở họ, khi lớn lên, thành đạt trong học vấn, chưa chắc đã là thành công trọn vẹn, những con người trẻ, họ ao ước có được tình yêu, tình vợ chồng lâu dài. Dù biết ông Trời có chiều ý ai bao giờ, nhưng tôi tin, vì ngay cả tôi và bất cứ ai cũng vậy, đều mong hôn phối của mình ở bên mình suốt đời và mong đến cháy lòng.
Sự thể là đã tìm được bạn đời rồi, lấy được người ta, có con hay không có, rồi tan rã, chia rẽ rồi trở lại độc thân xảy ra như chuyện thường ngày. Khi đau đớn và xót xa vơi đi, bản chất con người đúng nghĩa luôn muốn được sống trong vòng tay yêu thương và tình yêu lần nữa, trừ người nào quá mạnh quá cứng cỏi không muốn nữa mà thôi.
Trong cái bài Lấy Chồng Tại Mỹ, việc kết hôn giữa hai chủng tộc, hai dân tộc khác nhau với tôi còn khó khăn. Đến bây giờ tôi thấy là điều có thể vô cùng. Những hôn phối như vậy trong xã hội tôi đang sống ngày càng nhiều, giữa họ càng tìm thấy nhiều điểm chung phù hợp để liên kết, gắn bó hay dễ xích lại gần nhau hơn .
Tôi dám khẳng định điều đó vì nếu có dịp tới những khu giải trí lớn, bạn sẽ thấy những gia đình có trẻ con hợp chủng từ hai nền văn hoá rất nhiều. Ấn độ với Chinese, Mỹ với Chinese. Hay bạn cứ vào nét mà xem, các cô người mẫu và hoa hậu đa số có nguồn gốc đa chủng tộc. Sự kết hợp giữa họ tạo cho con người những vẻ độc đáo muôn màu, muôn vẻ.
Cũng có rất nhiều lý do người ta lấy người khác chủng tộc. Về phụ nữ VN, nói thẳng là nhiều chị cho rằng, đàn ông VN quá bảo thủ, quá gia trưởng, lấy đàn ông bản xứ cho họ chiều chuộng sướng hơn không. Có chị còn nói đàn ông VN hay bài bạc, rượu chè. Ủa đàn ông nào có tính như vậy chả thế, mắc chi đưa vấn đề chủng tộc vô đây.
Tôi biết ba chị khác cùng tuổi với tôi cùng trở thành độc thân cùng năm, người thì dở dang, người thì thành góa phụ như tôi vậy. Nói chung, tôi thấy ông Trời hình như sắp xếp sao đó, mà những người sinh cùng năm thường số phận cũng chẳng khác nhau là bao. Nhưng đó không phải là chuyện tôi muốn bàn tới. Hai chị trong bốn người chúng tôi đang có bạn trai người Mỹ và họ buồn hay vui tôi thật tình không biết nhưng họ và hai ông bạn trai người Mỹ đó vẫn còn chơi với nhau thì tôi cứ xem như cứ lạc quan cho vui vẻ cuộc đời đi.
Họ bàn nhau kiếm cho tôi và chị còn lại hai người đàn ông Mỹ nữa. Tôi không để ý lắm , buột miệng nói "ơ, cái ông Mỹ hàng xóm nhà em tốt với em lắm à". Một chị nói liền "Vô đại đi ". Tôi ngớ người: "Ủa chị nói vô gì chị em đang tán đồng người Mỹ tốt thôi, em có ý gì đâu ". Chị hiểu ý tôi cười vui vẻ "Họ tốt là có ý chứ ai tốt không, nói thiệt với em họ sợ mình bỏ lắm, bạn trai chị khóc với chị hoài khi hắn làm chị phật ý". Tôi ghẹo liền, "Ủûa vậy chị coi chừng cuộc đời ổng chứ bạn bè gì!" Chị đánh tôi cái chát "Nói đúng không à, coi chừng túi tiền ổng luôn". Tôi nghĩ có thể chị nói đùa.
Ai đùa sao cứ đùa. Làm gần 17 năm tại sở xã hội, ít nhiều gì tôi cũng có hiểu biết về rất nhiều dân tộc về tính cách và hoạt động xã hội của họ. Họ có nhiều tầng lớp tuỳ theo tình trạng kinh tế, văn hóa, và tôn giáo. Tôi chưa từng có ý nghĩ đến gần một dân tộc nào khác vì ngay cả với người Việt nam tại Mỹ đã có rất nhiều khác biệt về suy nghĩ, về sự vươn lên, về việc nuôi dạy con thành đạt hay chỉ ôm mộng làm giàu cho riêng mình.
Tôi gặp người bản xứ nào thì cũng nói chuyện vui vẻ, tôi không cho phép họ nhìn người mình thấp, và cũng chính vì điều đó mà tôi luôn phấn đấu giữ tư cách của mình. Ai sao cứ sao, với tôi họ phải tôn trọng vì tôi là phụ nữ Việt Nam. (dù tôi biết mình hơi cứng nhắc)
Thật tình tôi vẫn chưa hình dung ra được tôi chia xẻ được tới mức nào nếu tôi có một người chồng bản xứ. Những giới hạn tự do của hai nền văn hoá và những đạo đức cơ bản có thể giống, có thể khác nhưng với tôi đó còn là do sự cố gắng và do sự kết hợp của định mệnh nhiều hơn là sự tìm kiếm đơn phương, khi cuộc sống hiện tại của gia đình tôi thiếu một người đàn ông.
Tôi có tới hai người hàng xóm người bản xứ luôn sẵn sàng giúp tôi trong những công việc đàn ông làm theo như các ông ấy nghĩ. Nhưng với tôi, có việc nào được liệt kê hẳn là việc đàn ông hay việc đàn bà đâu. Leo lên thang nạo vét máng xối trước mùa mưa tôi cũng làm, cắt cỏ thì tôi mướn người cho nó đỡ cực thân.
Tôi mang con đi học đàn piano và học võ ba ngày trong tuần nhiều bà mẹ bảo tôi siêng vì không có ai phụ nhưng cứ nghĩ mà xem bà mẹ của vô địch bơi Olympic Michael Phelps dạy cậu được như vậy thì những bà mẹ độc thân như tôi hay những bà mẹ độc thân My,õ những người chỉ nghĩ đến tương lai của con cái chắc cũng được động viên rất nhiều và theo chân bà được.
Có thể trong những ngày mưa dầm, những ngày tuyết không lái xe được, tôi cũng sẽ chạnh lòng. Tuy nhiên việc lấy chồng là một chuyện lớn hơn nhiều so với những việc tôi phải làm hàng ngày đã quen và gần như nó không còn là sự bắt buộc đối với tôi như lúc tôi viết cái bài Lấy Chồng Tại Mỹ nữa.
Cơ hội đó đến với tôi một lần, ít nhiều gì tôi cũng đã trải qua và hiểu thực chất đời sống đó ra sao. Tôi thấy tự tin rất nhiều khi trong đời tự phân biệt được điều gì làm là bắt buộc, điều gì là lựa chọn, điều gì không cần suy nghĩ tới.
Và khi bản thân đã quyết định điều gì luôn tự nhủ sống hết lòng, hết tâm với điều đó thì mọi thử thách và khó khăn trong cuộc sống sẽ có cách vượt qua.
Dù bạn đang có người chồng cùng dân tộc hay người chồng Mỹ, hoặc Trung Đông, Hàn Quốc hay Châu Âu đi chăng nữa thì mối thông cảm không ngừng và sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai người vẫn là điều kiện hàng đầu cho một hôn phối bền vững phải không.
Hình như cái tựa bài tôi đặt không còn là vấn đề quan trọng với tôi nữa, khi tôi kết thúc bài viết nàyï.

Mối Tình Việt Mỹ

Mối Tình Việt Mỹ
Vành Khuyên

Ông hỏi tôi làm vợ của ông. Tôi hỏi quen nhau chưa bao lâu ông hỏi làm vợ là làm làm sao. Tiếng Anh ông còn chưa hiểu hết tôi, hiểu lầm hoài. Thậm chí tôi có bằng đại học tại Mỹ nói ông còn không hiểu thì thử hỏi ông muốn gì khi hỏi tôi làm vợ. Ông bảo ông hiểu tôi đủ để nói điều đó. Tôi tấn công tiếp, thực phẩm Việt nam ông không ăn, ông sợ dơ hay sao. Ông mong tôi nấu món Mỹ cho ông ăn, ông quên đi. Ông có lấy vợ Mễ ông cũng phải ăn đậu, lấy vợ Việt nam ăn cơm, ăn phở, ăn bún, ăn chả giò, ngon thấy mồ ông chê là chê làm sao.
Tiếng Việt ông không học, tui dạy ông những chữ cơ bản như cha mẹ, cô, chú thôi ông cũng từ chối. Ủa người Việt tôi có trên có dưới, không thể cứ you and me, tôi không phê bình gì cả chỉ thấy khác nhau thì phải học, ông nghì ông chẳng cần làm gì mà lấy tôi được sao.
Ông nói một năm ông chỉ ăn Chinese food hai lần. Ủa Tàu chứ Việt đâu ông kể tôi nghe chi. Bộ ông nghĩ tôi ham chồng lắm sao mà cứ hỏi là tôi lấy trong khi ông không hề tôn trọng tôi đủ để thử thức ăn của tôi. Salonpas tôi mua ông không dám dán. Ủa, còn trong giấy bóng mà ông còn ngại bị ngộ độc hay bị cháy da thì tôi phải lạ. Đầu óc ông để đâu đi hỏi tôi làm vợ khi ông từ chối biết là bao nhiêu thứ như vậy.
Khi tấn công một hồi và dữ dội như thế, người đàn ông trước mặt tôi vẫn cười hề hề và nói chỉ một câu " tôi vẫn muốn cưới bà làm vợ ". Tôi thua, bỏ vào nhà, nói lại một câu cho ông ấy hiểu " I don't care, you live your life, I live mine ".
Tôi nói xong đi vào, tôi cũng nghĩ ngày mai chắc lại gặp ông ta cười, không bỏ cuộc. Phải chi ông ta có chút tự trọng cho nền văn hóa và nguồn gốc tôi sinh ra, dù có phải học nấu thức ăn Mỹ cho ông tôi sẽ làm và làm với tất cả tấm lòng của mình như tấm lòng ông dành cho tôi.
" Có lẽ hắn thích gần mày " tôi mở tròn mắt thanh minh " trời, trời, chị chị chưa có gì hết chị , chỉ là giúp đỡ nhau khi đau ốm, lịch sự cho phải phép còn chưa xong ". Tôi nghe đồn nhiều người Mỹ thích gần gũi cứ thấy ai hợp nhãn là xong nhưng điều đó đâu thành vấn đề khi đã là vợ chồng, còn đàng này, điều đó khoan bàn tới đã. Có những người khi nói tôi có cảm giác như người ta không biết người ta nói gì, còn với ông thì không, tôi không hình dung được ông hiểu hết ông nói gì không.
Ông chỉ thấy tôi bận rộn với con cái, hai đứa nhà tôi lúc nào cũng vui vẻ, hỏi tới đâu thấy lên đai khi học võ, học hành tấn tới thì ông chắc tôi phải là bà mẹ chu đáo lắm. Ông đâu có biết có những tối tôi không kịp và vào miệng miếng cơm vì đã tới giờ đi tham gia những hoạt động của trường hai con học. Có những đêm nửa khuya chưa ngủ vì dọn dẹp và chuẩn bị cho những hoạt động cuối tuần mà sẽ đi đâu đó chứ không được ở nhà nghỉ ngơi và làm những công việc nhà như các tuần khác.
Ba mẹ con tôi đi đâu có nhau đã quen, tôi tha hai đứa đi tất cả những nơi tôi yêu thích shopping, hiệu sách, và những cửa hiệu bán các tượng Phật bằng đá. Hai đứa chạy rong hay rượt đuổi nhau, còn tôi thì bị thu hút vào sách hay ngắm nghía các tượng và tìm ra những điểm lạ lùng mà tôi chưa từng nhìn thấy trong các tượng khác tôi đã nhìn qua. Không hiểu sao tôi rất thích mua tượng và tặng tượng cho những người tôi yêu thích .
Tôi mua tượng thần tài tặng ông. Ông hỏi vặn " sao bà tặng tôi tượng này". Tôi giải thích " ông tượng này có nụ cười dễ mến, ông ta lại có tiền, không phải ông mong mỏi hai điều đó khi đời sống ông chỉ có một mình hay sao " . Ông chỉ cười bí hiểm, bảo tôi để xuống coi như đã nhận.
Ông kể tôi nghe cuộc đời ông rất buồn, ông đã sống một mình hai mươi năm nay và không muốn thay đổi gì hết.
Vì muốn động viên ông, tôi cũng kể cuộc đời của tôi cho ông nghe, từ lúc nhập cư làm con người không nhà, không cửa. Đêm tối đi học về ngủ luôn vì mệt quá, bụng đói không còn thiết ăn mà còn tồn tại tới bây giờ và đang có đời sống của riêng mình. Ông cũng đã từng có những tháng ngày một mình tự làm nên tất cả như vậy vì ai muốn vươn lên mà chẳng phải qua những rèn luyện như thế đâu trong cuộc đời. Rồi từ những san xẻ trong tính cách con người, ông nghĩ tôi hiểu ông. Điều đó cũng đúng, tôi có thể hiểu tất cả vì thực tế tôi làm cho bộ xã hội Mỹ 17 năm, tôi nhìn thấy nhiều và va chạm đủ để có thể hình dung ra tất cả những mảnh đời có thể trên đất nước nhiều cơ hội này mà cũng lắm bi kịch này.
Người Mỹ nhiều lúc cũng sang, có lúc họ cũng tiết kiệm. Ông thấy nhà tôi có những thứ cũng ít xài rất hay chọc tôi giàu có. Tôi báo ông biết tất cả đều đợi hạ giá mới mua thì giàu gì mà giàu. Tôi còn kể ông nghe những lần trong đời đau khổ và xui xẻo quá tôi mua hột vịt lộn về ăn xả xui. Ông chọc tôi liền cho ông ăn với. Nhưng khi tôi đưa, ông không dám rớ vô một hột chứ đừng nói tiếng thử. Ông không lấy làm ngạc nhiên về món ăn đó nhiều lắm nhưng không dám vơ nó vào đời sống của mình.
Ông nói ông phục cái tính mạnh mẽ của tôi thì tôi chỉ thanh minh tôi từng đối diện với cái chết mà thấy mình còn sống thì phải mạnh mẽ lên để sống tiếp thôi chứ đâu làm gì khác được. Đúng chớ, có những điều thay đổi trong đời là bắt buộc thì lẽ nào ai kinh qua cuộc đời này lại không nhận ra.
Cô độc không phải tại tính người mà đôi khi tại hoàn cảnh, người ta phải tập quen với cô độc để tránh bớt những sóng gió trong đời mà tránh được hay không mới là điều đáng nói. Tôi nghĩ là né nhiều hơn là tránh vì sóng gió có tới vẫn phải tới. Ông cô độc, ông nhìn tôi cũng cô độc. Ông tính nhờ sự cô độc mà hình thành nên mối tình Việt Mỹ giữa tôi và ông như đầu bài tôi viết.
Có dễ như thế không? Nhiều khi ông bảo ông ghen tị với tôi khi tôi còn có hai đứa con. Ờ tôi cũng không hiểu sao người vợ duy nhất lại không có con với ông khi còn sống chung mà đi có con với người khác. Đó là nổi đau ông đã vác lên vai suốt hai chục năm nay.
Tôi tập bỏ những quá khứ đau buồn, những sai lầm chỉ làm tôi hiểu ra thực chất của đời sống, làm tôi mạnh lên chứ không làm tôi buồn và yếu đi như ông. Tuy nhiên có những lúc tinh thần tôi xuống thấp ông cũng chính là người động viên tôi hãy can đảm và đối diện với thực tế thì tôi hiểu ra con người ai cũng vậy có lúc lên cũng có lúc xuống, ai cũng cần có những suy nghĩ tự khẳng định mình để tồn tại như tôi và ông vậy mà.
Tôi quý ông vô chừng, như quý đất nước Hoa Kỳ đã dung dưỡng tôi và gia đình từ năm 1990 tới nay, cho tôi và gia đình tôi nhiều cơ hội. Tôi luôn muốn được chứng minh với ông cũng như đất nước của ông tôi là một con người đúng nghĩa và rất xứng đáng nhận sự dung dưỡng đó.
Tình người và lòng nhân đạo cả hai chúng tôi như hai người láng giềng đều có, tình vợ chồng, nghĩa phu thê lúc này không có nhưng ai biết được vài năm sau nữa có thể ông và tôi lấy nhau hay mãi mãi là hai người hàng xóm tốt bụng của nhau. Điều đó là định mệnh nhưng không quan trọng với tôi bằng cái biểu tượng của tôi trước ông tôi là dân Việt, dù cuộc đời có thăng trầm và khó khăn tới đâu, tôi luôn cố gắng đứng vững làm một con người đúng nghĩa và đất nước ông với tự do và luật lệ hiện hành tương đối hổ trợ thiết thực cho tôi làm được điều đó không mấy khó khăn.
Còn mối tình Việt Mỹ, có hay không?
Hy vọng sẽ là nội dung những bài viết sau này.

Vành Khuyên

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

Anh Vẫn Khen Em

Anh Vẫn Khen Em
Vành Khuyên

Chia tay nhau rồi sao anh vẫn còn khen
Nào ánh mắt, nụ cười đến bờ môi quyến rũ
Đời nhiều lúc làm em buồn đủ thứ
Gặp anh khen, em thấy chán đời thêm.

Biết rằng tình yêu đôi lúc chẳng êm đềm
Đôi lúc chẳng hiểu về chốn nào mới hả
Cứ cười, buồn, hạnh phúc, hay lặng thinh như đá
Mặc cho đêm đến bao tiếng thở dài trong lòng

Mặc cho sóng đời dâng, cứ như thuyền thong dong
Cứ chèo cuộc đời bằng chính đôi tay mình có
Có anh hay không, cửa lòng em cũng chẳng còn ngỏ
Thấu đời cô độc đã lâu, nay thêm nữa chẳng màng

Anh và em, em và anh hai con người riêng mang
Chẳng còn muốn tìm đôi, chẳng cần xua bất hạnh
Sinh ra làm người, nên không thể làm thánh
Tìm đến nhau, nhớ lại hạnh phúc, dỗi, hờn

Chẳng có gì hơn, cũng chẳng thể có hơn
Tội cho trái tim cứ lao đao sống lại tháng ngày xa xưa ấy
Ngày tháng nào mà em, anh chờ cuộc đời đưa đẩy
Cột nhau bằng tình yêu để trái tim lại xôn xao vô ngần

Thôi thì ta cứ mặc đời chẳng cần phân vân
Mặc kẻ ra, vô, người dưng nói, chào
Kiếp người vốn nặng nhiều sóng gió lao đao
Xa rồi thôi anh đừng khen, đừng khen em nữa nhé .

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009

Phu Nhân

Phu Nhân
Vành Khuyên

Là con gái, khi còn nhỏ, chắc ai cũng như tôi muốn lớn lên làm phu nhân của người này, người nọ có chức quyền cho danh giá với người ta. Thật sự thấy làm phu nhân ai đó, đi bên cạnh họ có thá ghê chớ nhìn bà Khiêm, bà Thiệu mà coi, dù đàng sau những bà ấy có khóc chăng nữa thì trước mặt mọi người, tôi vẫn nghĩ các bà ấy cũng cảm thấy chút tự hào khi mọi người nhìn mình ngưỡng mộ.

Khi nhỏ, khối tên con trai kỳ chết , cứ lại trước mặt tôi nhắc nhở, " mày khỏi làm gì , lớn lên tao làm bác sĩ cho mày làm bà bác sĩ ". Thiệt tình tôi hiểu mấy tên đó nói gì lúc đó tôi chết liền. Khi không nó làm bác sĩ kệ nó đi, chưa chắc gì tôi học thành bác sĩ thì làm bà bác sĩ sao được, nhỡ tôi muốn thành nhà giáo hay nhà hóa học thì sao. Bạn tôi cú đầu tôi cái cóc và chửi " mày ngu thiệt, nó ghẹo mày là vợ nó đó biết chưa ". Tôi hình dung ra hai chữ phu nhân lúc đó, trời sung sướng vô cùng, vợ một ông bác sĩ, ít nhiều gì chồng mình cũng có học, tôi cười sung sướng. Bạn tôi ngạc nhiên " mày thích thằng đó hả ". Tôi tỉnh mộng " thích cái đầu mày, ít nhiều tao nghĩ tới làm vợ bác sĩ thôi chứ nó đã là bác sĩ đâu ".

Trở lại cái chuyện làm phu nhân, khi có chút hiểu biết, dù biết rằng cái danh đến từ cái xó xỉnh nào thì cũng là danh. Tôi thèm chết một người danh giá nghĩ đến mình cho mình làm phu nhân họ, để mình thành bà này bà nọ , nhưng có đâu. Không có hoàn không có rất lâu, rất lâu để tôi có thể tự nhận ra rằng tôi có tự kiếm danh cho riêng mình nó thực hơn là mượn danh của chồng mình chớ.

Tôi để ý tới chuyện học hành hơn, cố gắng và cố gắng lắm. Không làm luật sư, bác sĩ gì nhưng cũng đủ kiến thức và hiểu biết tồn tại trong đời. Tôi làm phu nhân của một người 10 năm rồi người đó cũng bỏ tôi đi. Thành thật mà nói tôi rất muốn lại làm phu nhân của ai đó nhưng giấc mộng đó lúc này mơ hồ quá đi. Mình không còn thương được ai thì biết ai sẽ thương được mình đây hả.

Phu nhân, tôi chưa từng được ai giới thiệu hãnh diện tôi là phu nhân của họ. Chỉ có những cay đắng và những khinh miệt trong những năm tháng tôi làm phu nhân. Và từ giờ trở đi tôi không còn dám mơ làm phu nhân của ai cũng là chuyện bình thường. Cứ cho là tôi đã bỏ lỡ cơ hội đó trong kiếp này đi nhé. Tôi chấp nhận.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Tản Mạn 8/8/08

Tản Mạn 8/8/08
Vành Khuyên

Xăng xuống giá. Đồ ăn lên giá lúc xăng lên giá, giờ xăng xuống giá, giá thức ăn y nguyên. Vô lý thế mà phải chịu.

Người bản xứ họ hay mừng vì tới thứ sáu. Thì cũng phải làm việc qua từ thứ hai mới tới thứ sáu vậy niềm vui là vì lý do gì. Nghỉ hai ngày cuối tuần là do đã làm việc năm ngày chứ có phải là do thứ sáu đâu hihiiii. Vậy mà họ cũng vui chơi như trên đời chẳng còn niềm vui nào khác.

Một cô sáng nay lại hỏi mình có thấy chiếc nhẫn cưới của cô bỏ quên trong phòng restroom không. Mình nói mình thường đi vào đó lúc 9h, bây giờ mới 7h30 sớm quá chưa đi. Thì có sao nói vậy, có vô sớm hơn chắc cũng chẳng để ý. Mà cô này xui ghê, nhằm nhẫn cưới mà mất, biết nói sao với chồng đây, rách việc. Gặp mình về chắc nằm khóc, ráng dành dụm mua cái khác, ông xã hỏi nói cất đi cho nhẫn nhìn còn mới chớ cũng chả dám khai. Chuyện này gọi là bất cẩn, vô lý không, kỳ cục cũng không.

Sáng nay vừa vô đã nghe tin không vui. Xin một lá thư chấp thuận để nộp đơn xin đi một năm làm việc khác lấy kinh nghiệm, cả tổ xếp họ họp lại đồng ý không cho lá thư. Trời, tôi xin thư đồng ý cho nộp đơn thôi chứ còn phải phỏng vấn bao nhiêu người, rồi còn đợi chọn, biết khi nào mới được đi, vậy mà cũng không viết dùm lá thư. Người ta nói văn phòng đang dư việc, không được đi. Giờ có nói gan hùm lá cải gì tôi cũng phải ừ chứ đừng nói dư việc thì lý do cũng bình thường chẳng có gì đặc biệt.

Nhiều khi thật sự muốn tìm một chỗ dựa, dựa chỗ nào người ta cũng bảo không được vậy còn ai dám xúi tôi dựa nữa không. Bị hoài riết chán. Ngồi đâu ngồi đó chắc ăn. Nhiều khi thấy mình thiếu sinh khí sống vì không biết vươn lên nên muốn làm cái này, làm cái nọ kia chơi cho vui vẻ tí, cũng không được. Người ta cứ động viên làm chủ bản thân, chủ gì, đời tôi mà cho tôi đi việc khác mới được đi, hihiiiii, tôi muốn chủ lãnh vực này có được đâu.

Đành đánh thư lại cho người ta ngậm ngùi nói tôi hiểu, cám ơn. Thiệt tình không muốn cám ơn tổ xếp mà muốn nói thẳng với người ta là kỳ khôi, có lá thư chấp thuận cho nộp đơn cũng không viết được cho tôi là sao. Năm cùng, tháng hạn, thôi ráng nhịn, ngày tháng rồi cũng qua.

Giờ mới là buổi trưa mà đã lắm chuyện thế.

Cho ngày 8/8/08

Người Nổi Tiếng

Người Nổi Tiếng
Vành Khuyên

Ả học đòi làm người nổi tiếng. Học cách nào? Thấy mấy ca sĩ, diễn viên có bồ và đổi bồ như thay áo vui vui, ả nghĩ cách làm sao cũng vui như vậy chơi cho cuộc đời bớt tẻ.

Đời trước, ả sống với một người, cũng thương yêu người đó lắm mà hông hiểu sao họ coi ả như rác rưởi. Ả tự nhủ làm người đàng hoàng, ai đối với mình sao kệ, cứ đàng hoàng với người ta. Riết rồi ả không còn chút cảm giác. Ngày qua ngày, họ nhìn ả như người dưng. Ả nhìn họ như cũng không rõ tại sao ả còn bên cạnh cái con người mà ả từng có tình cảm như thế này. Có trời mới hiểu được.

Thế là chả cần giấy tờ gì, hai người chia tay. Không cần ghế ngã, chén bể chi cho tốn tiền, cũng chẳng cần ra luật sư chia tài sản chi cho mệt.

Giờ ả lênh thênh, lang thang một mình nó rộng rãi làm sao. Cũng có một chút buồn chứ nhưng diện lên, khối thằng nó nhìn cũng đỡ buồn cho cái tuổi còn hương sắc mà phải dở dang thế này.

Vì từng sống bị động, ả nghe mấy người đàn ông ve vản mình cũng chẳng biết nó thật hay là giả. Thật đó, các ông cứ thật mà như đùa, cứ đùa mà như thật đến nhức cả đầu. Ả chẳng thèm để ý thì họ cứ nhắc đi nhắc lại cho ả biết. Ả biết hay không mấy ông có thể không biết nhưng cái đời trước làm người phụ nữ đàng hoàng cứ ám ảnh ả. Ả chẳng thiết những cuộc vồn vã rồi, này nọ qua ngày tháng chán quá đi.

Ả quên mất bà nó là ả đang học làm người nổi tiếng, cứ thay bồ như thay áo chết thằng Tây nào. Trên đời đâu cứ phải muốn là được.

Bà muốn sống với tôi chưa? Trời trời, giỡn mặt

Bà nhìn quyến rũ quá, bà diện cho tôi hay cho ai.

Học làm người nổi tiếng để nghe những lời như thế này ư và mãi tự hỏi nó thật hay giả thì còn thì giờ đâu mà sống.

Thôi ả không làm, cứ làm con người bình thường cho nó đỡ cực tấm thân.

Cô độc còn ra cái trò gì, đang sống với người nào đi nữa cũng chửa chắc đã hết cô độc .

Phải nhể ?

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009

Anh Và Tôi

Anh Và Tôi
Vành Khuyên

Anh và tôi
Hai con người, hai ngôn ngữ
Hai nền văn hoá
Tôi sống bơ vơ nơi xứ lạ
Trên đất nước của anh
Anh cũng cô độc tới không ngờ.

Hai người nhìn nhau
Đã từng làm lơ
Chào nhau theo phép lịch sự
Giúp đỡ nhau theo nghĩa con người
Chỉ có vậy thôi.

Anh và tôi
Những đau khổ chia đôi
Những niềm vui hiếm hoi trong đời sống
Chỉ biết cầm giữ niềm tin tưởng tượng
Mình đang sống trong đời
Dù không khí trong lành và tinh thần còn hay không
Vẫn phải sống

Khi tiếng khóc không còn là tiếng khóc
Hoá tiếng thở dài trong bóng đêm
Không còn nuối tiếc quá khứ
Dù hoài niệm vẫn đọng trên hiện tại đến không ngờ

Thôi thì anh và tôi
Cứ làm hai kẻ bơ vơ
Kẻ có Tổ Quốc
Kẻ nhận nơi này làm Tổ Quốc
Sống gần nhau nhưng không nhận ra sự cận kề bao giờ

Những ngày bơ vơ
Tôi nơi xứ lạ
Chào anh nhé.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2009

Rồi Ngày Tháng

Rồi Ngày Tháng
Vành Khuyên

Rồi ngày tháng có kéo chúng ta gần lại
Những kỷ niệm hôm nay tươi mãi hay phai màu
Cuộc tình nào rồi cũng tàn và chìm sâu
Hay dần đi vào chuỗi cười không dứt.

Ngày tháng tương lai nào ai biết trước
Anh giúp em nhìn lại được chính mình
Em giúp anh tự tìm lại niềm tin
Trong quá khứ cả hai mình không có.

Những yêu thương, cuồng dại, một thời gian bỏ ngỏ
Nay sống dậy đem bao thương nhớ trong lòng
Người đã ra đi, người còn được chờ mong
Rồi ngày tháng có thể nào mang chúng ta gần lại ..

Hãy bên nhau và vui với nhau mãi
Tiếng cười bên anh lắng đọng khôn cùng
Bước đi rồi mà lòng vẫn mông lung
Ngày tháng ơi, giúp tôi và anh gần lại.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2009

Tôi

Tôi
Vành Khuyên

Tôi vẫn là một người cô đơn hiểu trên nghĩa tinh thần. Tôi thấy những người cô đơn sống gần nhau, biết mình cô đơn, nhìn nhau cười chơi thôi chứ chẳng làm gì để tự chữa tâm trạng này. Có khi người ta cũng chẳng muốn chữa, mình tôi đi, đứng, nằm, ngồi nhìn hay chờ người ta có muốn chữa hay không mà xích lại gần như làm điều thiện. Thật buồn cười.

Hồi đó tôi nghĩ cô đơn chỉ có một dạng, một trạng thái và chỉ có một cách chữa là đi kiếm người đứng lại gần cho hết cô đơn. Aha, là do tôi nghĩ thôi, nói chuyện với người ta mới biết người ta cô đơn kiểu khác tôi, khác người khác nữa khá xa và không chừng không có giống cô đơn của bất cứ người nào trên thế gian này.

Tôi tính làm phép màu hay thử gộp lại tất cả những loại cô đơn và đặt cho chúng cùng tên hay sao.

Tôi cô đơn thật đó. Chiều về nhà tôi thấy trước cửa nhà hai ông bà về hưu ra sân nhặt lá vàng cho những cây hoa đang trổ rất đẹp. Tôi mới thấm thía cái kiểu người phương Đông nói có phước hay không. Nhìn sang kế bên một ông hàng xóm rất cô độc còn không vợ, không con mới thấy mình đang có hai đứa con một trai, một gái thì còn may mắn hơn ổng nhiều.

Dù tôi không có ý chọn đời sống này, nhưng tôi tin có ai thích chọn đời sống nào cho chính mình đâu, có khi là đời sống lý tưởng như người khác thì đối với người đang cô đơn, họ sẽ nghĩ không còn thích hợp với họ khi họ đã qua đầy đủ sóng gió và đau khổ. Ôi cuộc đời thật phức tạp. Phức tạp đến độ nhìn chơi cho vui chứ còn chẳng dám suy nghĩ gì hơn cho nó phức tạp ra cái cuộc sống riêng của chính mình mà mình đang cố gắng từng ngày làm cho đơn giản hơn này.

Rồi ai sẽ đợi ai ở cuối đường, hay không có ai đợi ai ở cuối đường. Điều đó nếu biết trước được chắc mọi người sẽ dũng cảm hay biết chập nhận hơn cho cuộc sống hiện tại của chính mình.

Những gì đã qua, những gì đang xảy ra, những gì sắp tới, hãy cứ nhìn thẳng mà đi với lòng dũng cảm mà đôi lúc cảm giác cô đơn như là những trận bão lớn luôn muốn đánh gục con người, bạn nhé.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2009

I Still Love You

I Still Love You
Vành Khuyên

You may think
I don't love you anymore
By the yelling I took from you
And some more

But, honey, look at me
Love is love
Can't take away
When it's slow
Can't do anything
If one of us doesn't know
What else to do

I still love you
From the day I start
Till the day my breath stops naturally
You can't do anything
I don't think I can even I want too.

I am happy with my love
It's mine
It's not yours to decide
For everything I do
The happiest is to know I do with all my heart

It's my love for you honey

Not a bit of pity
My honesty only, I love you Richard, reallỵ

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2009

Em Không Dám

Em Không Dám
Vành Khuyên

Em không dám bảo trái tim là không
Và thôi đừng yêu anh nữa
Trái tim tự giữ những lời nó hứa
Dù những xót xa vẫn lưu luyến không rời

Có phải yêu là khổ thế anh ơi
Tự cho phép mình, không cho phép mình
Chống chỏi, vật lộn, chờ ngày bình an
Hay cố làm những gì khác để quên đi năm tháng

Cuộc đời nhiều giới hạn
Ta bước qua nhau, ngừng lại, hay đi mãi không chừng
Đã bước qua mà nước mắt rưng rưng
Tự bảo mình thôi, trái tim vẫn không muốn

Tình yêu nở muộn
Trăng khuyết lại tròn
Tình yêu chẳng già, chẳng non
Anh và em, không dám là không dám

Hay là em chẳng còn dám yêu anh

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

Cho Và Nhận

Cho Và Nhận
Vành Khuyên

Tôi là người dễ cho nhưng rất khó nhận. Công bằng không ta, kệ chứ.

Hình như đó là do tự ty. Tôi không nghĩ tôi xứng đáng nhận gì của ai hết từ nhỏ đến lớn hay là tự tôi nghĩ tôi đã đủ hoặc tôi muốn người tôi cho hiểu rằng tôi quý mến họ. Ngồi đó mà phân loại có tới sang năm.

Tôi có một bé gái tự kỷ, gia đình tôi hay chọc thật ra con tôi không bị tự kỷ mà chính tôi mới là đứa bị tự kỷ nhiều nhất từ nhỏ tới lớn. Tôi nhận luôn cãi chi. Thật sự tự kỷ chỉ là biểu hiện quá đặc biệt cho cá tính và tính cách muốn khẳng định mình trong đám đông thôi. Con gái tôi rất dễ thương, có lẽ nó biết tôi thương nó nên nó làm nũng chút xíu. Bình thường, tôi nằm vì bịnh nó mang chăn tới đắp cho tôi trong khi chưa chắc gì con người khác làm được.

Tôi thường bị người khác giận vì không biết giữ cái họ cho làm kỷ niệm đi cho người khác trước mặt họ. Ừ kỳ thiệt chớ. Ai cần tôi cho vì đó là vật chất, nếu tôi có thể giữ kỷ niệm đó trong tâm thì nó có với ai không phải tôi thì nó cũng đã từng là của tôi và tôi trân trọng, đâu có cần phải bên cạnh tôi. Vậy mà ba tôi từng giận tôi, bạn bè nghĩ tôi không tôn trọng họ.

Tôi rất đau lòng vì sợ họ đau lòng hay vì nghĩ họ không hiểu tôi không phải như vậy. Đàng nào cũng là đau lòng ngồi nghĩ coi đau lòng chính xác vì lý do gì chắc hết tự kỷ luôn quá.

Trở lại cái chuyện nhận, trời ơi trời, tôi quý lời chân thật, thẳng thắn còn hơn là cho tôi đồ, bắt tôi nhận rồi nói đâu đâu. Mấy cô trong sở cho tôi thức ăn tôi bảo tôi chỉ cần tình bạn nơi họ thì họ nói thức ăn họ đưa là tình bạn, tôi ngớ người, ờ phải há. Tại tôi ít cho ai thức ăn thôi.

Cho và nhận cũng phải có nghệ thuật.

Cho không mà không nhận hay nhận không mà không cho cũng không được.

Tôi có nên nhận mình bị tự kỷ nặng để được sống khác người không ta ...

Thử

Thử
Vành Khuyên

Trong đời sống, không nên thử người khác để đùa vui vì đó là thiếu tự trọng người khác và kết quả có thể được liệt vào tình trạng người thử vô liêm sỉ vì để người bị thử tin mình xong rồi kết luận tôi chỉ thử.

Trong thời gian thử, người thử mong chờ một sự ngộ nhận từ người bị thử. Ủa biết người ta sẽ ngộ nhận thì người chứ heo đâu mà còn thử chi. Nhìn thấy kết quả tạo cảm xúc giả có thể làm đau lòng người khác mà vẫn làm thì không còn là con người.

Đi trong đời tôi thấy rất nhiều người thích thử, thích bước qua giới hạn mình không được qua, tự nhủ mình sẽ kiềm chế được mình rồi sau đó lâm vào cảm giác thật hay giả không phân biệt được luôn. Đó là tự giết mình và giết người khác. Vậy cũng làm được, hay thiệt.

Nhiều người tự cho phép mình làm vì cho rằng tính tui quảng đại, bồ tát, tui làm vì muốn làm chứ không có dụng ý gì. Không dụng ý cái đầu họ. Là người chứ thánh thần đâu. Muốn làm thánh vô đền, chùa, còn ngoài đời , có những quy luật và giới hạn riêng, cho phép mình phạm luật rồi lấy luật kết tội người khác vì họ cảm nhận cái lòng của mình rồi muốn tỏ cái lòng của họ cho mình thì lại chối bẳng đi. Thật là chẳng ra gì.

Kiểu đại loại như là lúc nào cũng sẳn lòng đưa vai cho người khác dựa nhưng khi người ta tính dựa thì co cẳng chạy. Mấy người kiểu đó không giúp được đời mà còn hại đời. Tuy nhiên họ cũng có một công trạng là mở mắt cho những người cả tin, cho những người này té một lần cho biết rồi nhìn kỹ trong đám nhố nhăng mà tránh cái loại người này ra. Nhìn thấy hoài riết chán.

Loại người này còn có một đặc điểm thích ca tụng người khác một cách quá đáng. Họ dám làm chuyện đó vì họ tin vào cái nhìn của họ mà không nghĩ đó là bản chất của họ để tự khẳng định họ là người quảng đại biết nhìn người khác trong cuộc đời.

Hãy hiểu rằng trong cuộc đời không ai hoàn thiện cả. Trước khi làm chuyện gì hãy nghĩ đến hậu quả chuyện mình làm có hại tới ai hay không hẳn làm, còn chuyện mình làm chỉ có lợi cho mình thì người làm hoàn toàn là kẻ vô liêm sỉ, vô lương tâm nhưng được trang bị rất kỹ là một người tốt sẳn sàng nhìn thấy những điều đáng ca ngợi.

Hãy cẩn trọng trong cuộc đời và đừng bao giờ, đừng bao giờ thử người khác bằng những suy nghĩ vớ vẩn và vô mục đích của bạn nữa.

Đời còn nhiều thứ đáng trân trọng, đáng gìn giữ hơn là đi thử người khác và cười khi họ té bạn ạ.

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

Người Mỹ Xài Tiền

Người Mỹ Xài Tiền
Vành Khuyên

Phải nói trắng ra một câu người Mỹ xài tiền ngộ thật. Có cũng xài, hẳn rồi. Không có cũng xài, xài cho có xài. Nợ cũng xài luôn, ủa, người khác xài mắc chi mình không xài. Tiền trước sau gì cũng kiếm ra mà, có công việc là có tiền, trả trước, trả sau cũng là trả. Các công ty cho mượn nợ đầy dẫy ra đó là cho mục đích xài này của người Mỹ, hợp tình hợp lý quá đi chứ.

Khi bạn vào khu mua sắm các chỗ đồ hiệu nổi tiếng nhất Tommy, Brother này nọ, trời ơi trời, cái quần tây thôi $225 tì lúc nguyên giá, lúc tôi thấy thì đang bán hạ giá 30% vậy cũng còn hơn $150 tì . Ủa chất lượng hơn bao nhiêu lận so với cái quần tôi mặc $3 tì hông ta và có đáng bỏ ra $150 cho một lần mặc cái quần đó, có thể cái cảm giác hãnh diện và sung sướng ra sao chắc hỏi tôi tôi không hình dung được vì chẳng bao giờ dám mua. Tuy nhiên phải công nhận một điều, các thương gia, các nhà làm chính trị, bác sĩ, nhân viên cao cấp này nọ họ bận rộn quá, làm tiền nhiều có biết để đâu cho hết, họ đâu có thời gian đi mua đồ hạ giá 75% như tôi nên họ thà mua đồ hiệu và giá nào cũng trả cho xứng với vị trí của họ cũng hợp lý chứ có chi nghịch lý đâu.

Tôi có hai người em họ là bác sĩ. Trước khi đạt tới danh hiệu này, họ cũng là sinh viên nhận financial aid như tôi trước đây, làm work study để sống, thậm chí mẹ họ là cô ruột tôi bắt họ đi xin tiền giấy để mua thêm thực phẩm. Nói chung là họ có cuộc sống hoàn toàn bình thường như tôi, gì cũng mặc, gì cũng ăn, đồ gì ăn được, mặc được mua càng rẻ càng tốt. Họ lựa đồ hạ giá còn đủ tiêu chuẩn và chất lượng hay lắm à. Mắt họ sáng hơn mắt tôi nhiều, nhìn là thấy liền cái gì mua được. Vậy mà đùng một cái là khác nha. Bác sĩ mà, tôi không có gì kỳ thị và ganh tị hết. Giờ họ mặc đồ được đặt theo ni mẫu của họ từ một xưởng may có tiếng, họ đủ tiền trả cho chất lượng đồ và mẫu đồ họ muốn mặc. Mừng cho cuộc sống của họ lên một nấc thang khác. Có đáng như thế hay không. Về thời gian, tôi nghĩ có thể. Về tiền, ăn thua gì, mắc chi có không xài. Nói chung là hoàn cảnh nào thích hợp hoàn cảnh đó. Bàn chơi cho có chuyện bàn thôi.

Thường thì vào các khu mua sắm nổi tiếng thì những người bình thường như tôi chỉ có thể tới những khu additional 50% off or clearance mà thôi. Tôi chỉ nhắm vào những vùng đó thấy đời sống nó khỏi bất ngờ và nhức đầu chứ có gì mắc cỡ đâu. Vậy mà người Mỹ họ không vậy, họ có thể trả và có thể mua bất cứ thứ gì . Người bán hàng biết tâm lý khách và biết cách cư xử chút thì bắt được mối liền và tôi cũng thấy trước mắt mình khá nhiều. Quần áo tôi mặc theo mùa thôi, nhìn là biết liền kiểu thường dân hay dân thường. Khi vào các cửa hiệu do người lớn tuổi bán, họ chủ yếu bán được hàng vì đó là mục tiêu cuối cùng của việc buôn bán. Mặc cho tôi là ai, tôi được họ mời chào rất là nồng nhiệt. Tôi cứ nán lại đó mãi vì tiếc cái không khí thân thiết của các bà ấy. Tuy nhiên khi bạn vào các chỗ nổi tiếng các cô còn trẻ hay các bà trung niên bán thì khác à. Tôi thấy họ chào các người sang trọng trước tôi rõ ràng, chào lởi xởi lắm, tôi đi ngay sau mà họ ngưng liền câu chào. Hơi bất lịch sự à nhen. Tôi vẫn lấy hết can đảm chào họ cho đúng với con người của mình. Đi tới ngay liền những chỗ hạ giá có bảng đỏ cũng thấy còn quá là cao giá. Sợ quá tôi không dám đi ra liền vì sợ các cô bán hàng liếc khinh miệt thêm cái nữa cũng thấy khó chịu chứ bộ. Tôi tìm hết chỗ hạ giá này tới chỗ hạ giá khác mà cũng không thể tự nói với mình thôi bấm bụng mua đại đi ra lấy lại sĩ diện cái đi. Nhân danh là một người Việt nam, chịu thương chịu khó làm việc, không sĩ diện hảo, không mua danh, tôi dũng cảm bước ra không mua gì và nói cám ơn họ rất lớn. Đàng sau là cái nhìn gì của họ tôi dư sức hiểu nhưng họ là họ, tôi là tôi.

Nói thật với bạn chứ, tôi là vậy thôi. Nhưng cái khu mua sắm nổi tiếng đó cứ năm này qua năm nọ làm ăn phát đạt hẳn lên nhờ người Mỹ và người tứ xứ học theo cách tiêu xài của người Mỹ. Những người tứ xứ đến từ các tiểu bang khác mua đồ trả thuế, Oregon không trả thuế nên họ ham, ngay cả khách từ các quốc gia Châu Âu họ rất chuộng những đồ hiệu như vậy vì ngay nước họ, các đồ như vậy mắc gấp đôi thì ngu gì không mua tại đây.

Để kết thúc bài viết, xin kể hầu quý vị một chuyện nhỏ. Số là tôi cũng tứ tuần rồi, ít nhiều gì ai nói hồi xuân tôi không công nhận chứ tự thấy mình cũng muốn diện ra chút để có thể đi ngang qua người khác họ nhìn theo chứ họ ngoảnh mặt đi tôi cũng đau lòng chớ bộ. Thề với các bạn là cái váy đẹp nhất tôi mặc cũng chỉ có 15 tì nên tại khu mua sắm này khi nhìn cái váy đẹp quá, sát nách, váy xòe rộng phô trương cái chân và cái bờ vai còn rắn chắc của tôi, tôi muốn mua liền. Cái váy đó nguyên giá là 39.99 ở khu 50% off vậy thì còn 20 tì, tôi đi quá xa mới tới được đây, cái váy quá đẹp tôi mới nhìn muốn bỏ vô tủ áo mình liền. Nghèo gì có 5 tì hơn, có sao đâu, lao động quần quật cả năm tháng. Tôi quyết định đem ra quầy tính tiền mua liền, lần này bà mua cho biết tay, bà cũng biết sang chớ bộ. Tôi hí hửng mang ra, cô đó tính tôi 27.99 vì chỉ bớt 30% vì không có vết bút đỏ quẹt trên giá bán nên chỉ có 30% thay vì 50% như tôi nghĩ. Ủa, ai biểu bỏ vô chỗ hạ 50% tôi nghĩ lầm chứ tại tôi đâu. Tôi ú ớ, chưa từng có ý định mua gì hơn 20 tì ngay cả cái áo đầm quá đẹp đó. Chị bán độp tôi ngay, mua không?. Tôi bình tĩnh, ủa tôi tưởng 50%, giờ chỉ có 30% chị để tôi suy nghĩ đã chớ. Trong đầu tôi hình thành ngay chặng đường 17 cây số và cái nắng trưa gắt gỏng nãy giờ tôi mang trên đầu. Trời ơi trời, cái kéo mua cho con làm dụng cụ đến trường 1 tì tôi còn chưa mua, tôi đến chỗ bán 25 cent mà mua thì lòng dạ người mẹ nào nỡ sang trọng mua như thế hả trời.

Tôi nói không với chị bán hàng với một chút thẹn thùng nhưng tôi đủ can đảm và dũng cảm bước ra cùng lời cám ơn vô cùng lịch sự mặc họ muốn nghĩ sao thì nghĩ .

Bạn biết tại sao không, tôi không phải người Mỹ, tôi là người Việt Nam sống tại Mỹ thôi bạn ạ.

Vành Khuyên

Just The Way It Is

Just The Way It Is
Vanh Khuyen

Just the way it is
You and me
No looking back
No exchanging thoughts
Just continue our planed roads before

Just the way it is
You cannot forget your past
I leave my past behind
Nothing compatible
Going different ways sounds easily comprehensive

Just the way it is
Even I am next to you, your mind somewhere else
I am rather alone
Enjoy my being lonesome
Than sitting feeling fooled

You said you were fond of me
But you treated me badly
Avoiding me like ghost scary
Even for trying to put my temptation away
It is still so bad.

Just the way it is
We are now apart
I get back my dignity
You gain your quietness
We are who we used to be.

Just the way it is

Our Unique Love

Our Unique Love

You bought me a car
But your love is so far
I wish now and then
You are in my hands

Love, love, love
Not falling from the sky
Love, love, love
Better show than hide

The time we’ve just been together
You are totally mine
We seem falling apart
As time goes by

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

Cách Sống

Cách Sống
Vành Khuyên

Thời gian và những biến động trong cuộc sống không thể làm thay đổi cách sống của một con người, ít nhất là đối với tôi, cho dù tôi có muốn đi chăng nữa cũng không được và mặc cho ai muốn thay đổi cứ thay đi.

Nghĩ mà coi, ví dụ như cách đến của tôi trong tình yêu. Tôi yêu người ta trước và đến với người ta vô điều kiện trước khi nghĩ người ta có thể hợp với mình hay không. Thật ra trước khi có tình cảm với người đó tôi đã nhận được những tín hiệu mà tự cho rằng mình đoán đúng người ta cũng có cảm tình với mình nhưng vì lý do nào đó chưa dám nói ra. Thì hoặc là tôi đúng hoàn toàn, sai hoàn toàn hay nửa đúng, nửa sai thôi.

Thất bại hoài tôi cũng không bỏ được cái kiểu yêu đó. Trời yêu mà bảo phải rạch ròi tôi làm không được 100%. Có ra một sự thi đua có giải thưởng nào đó tôi tuyên bố thua trước khỏi cần điều kiện. Cái gì bắt buộc thì có thể chứ tình yêu thì không.

Trong tinh thần đó, tôi đến với người ta tự nguyện, người ta tin hay không tôi sẽ chứng minh theo thời gian, khỏi cần dài dòng và thề thốt chi cho mất công. Dù người ta có nghĩ tôi đang lợi dụng họ vì họ có tiền hay có vật chất tôi cũng không màng vì có nghĩ tới tôi cũng không thể ngửa tay nhận bất cứ điều gì từ người ta nếu không phải là tình yêu như tình yêu tôi mang tới cho họ.

Mọi người có thể nghĩ tôi đang nói trên lý thuyết chứ thực tế ai biết tôi có được như vậy hay không.

Trường hợp này cũng khó chứng minh nhưng đối với tôi thì dễ ợt. Tôi chỉ cần người ta cư xử với tôi bằng lòng tôn trọng. Dù giận hay bực tức về những chuyện tôi làm mà họ chưa hiểu ra cũng không được quát tháo tôi như con nít và nói những lời thiếu tôn trọng. Tôi sống trong cách xử sự đó nửa đời trước đến là chán nản. Tự nói với mình hoặc là nói, hai là không nói mới tồn tại được. Nhưng đố ai làm được như vậy. Con người chứ có phải gỗ đá đâu. Tôi hiểu con người có quyền giận nhưng lý trí và sự bình tĩnh trong cuộc sống phải được đặt lên hàng đầu và trong đa số các trường hợp vì thực tế bằng tuổi tôi, họ không còn trẻ để cho phép nhiều nông nổi hơn bình tĩnh nữa.

Hồi đó tôi chấp nhận hết để có một người bên cạnh, có bằng tất cả lòng đam mê tôi có được. Giờ thì những điều đó xa xỉ quá, tôi không dám mua, dù có thể phải mua vì lý do nào đó nhưng tôi sẽ từ chối thay vì trong cuộc sống để cần sự bình an và an toàn trong một hoàn cảnh nào đó thì chấp nhận những sự coi thường và thẳng thắn như vậy là điều hoàn toàn có thể.

Nhưng hỡi ơi, tôi thì không.

Tôi chấp nhận mất mát để được đi một mình thanh thản vì tôi tự cảm thấy không thể vì những mục đích tầm thường mà thay đổi cách sống của mình được. Nó không đáng, và với tôi điều đó không đúng với vị trí của một con người dám đương đầu với mọi thử thách của đời sống.

Cuộc sống thi vị thật khi có ai đó để yêu và biết họ cũng yêu mình.

Cuộc sống cũng tự do thật khi biết mình hoàn toàn chủ động cuộc sống của mình và không phụ thuộc vào ai khác cho dù những mất mát và những cái giá phải trả trong tương lai cho những điều mình chưa biết.

Thời gian và những biến động cuộc sống đâu phải và đâu thể thay đổi cách sống con người dễ dàng đâu, phải không bạn?

Ít nhất là đối với tôi.